Green Economy Forum & Exhibition 2022 ( Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE) là sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) hợp tác cùng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành. Với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt được các cam kết COP26 và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội được nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030, GEFE 2022 được triển khai diễn ra từ ngày 28/11 đến hết ngày 30/11 tại THISO SkyHall, TP HCM
GEFE chiều ngày 29-11-2022 diễn ra với chủ đề chính là “Kinh tế tuần hoàn” đã được các diễn giả thảo luận và chia sẻ tại hội nghị và phiên thảo luận:
Với sự tham gia của các diễn giả bao gồm:
Lê Anh – Giám Đốc Phát Triển Bền Vững – Công ty CP Nhựa Tái Chế Duy Tân
Tiến sĩ Carola Richter – Chủ tịch, Châu Á Thái Bình Dương – BASF
Lê Thị Hồng Nhi – Trưởng phòng Kinh doanh Bền vững – Unilever Việt Nam
Giafar Safaverdi – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ IKEA VN
Hendra Syahputra – Tổng Giám đốc/ Giám đốc Quốc gia Hoạt động Dynapack Châu Á- Việt Nam – Công ty TNHH Bao bì Dynaplast (VN)
Eileen Cai – Giám đốc dự án khu vực APAC
Tiến sĩ Carola Richter cho rằng: “Thời đại của nền kinh tế tuyến tính đang kết thúc bởi vì đơn giản chúng ta không đủ khả năng chi trả nữa”. Trong suốt buổi chia sẻ, bà luôn nhấn mạnh việc chuyển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là điều vô cùng cần thiết để giúp giải quyết những thách thức mà xã hội và môi trường đang đối mặt. Từ khóa “Kinh tế tuần hoàn” chính là giải pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các vấn đề về rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Song song, cũng có rất nhiều chia sẻ từ các góc nhìn của diễn giả và khách mời khác. Ông Giafar Safaverdi – Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ IKEA (VN); ông Hendra Syahputra – General Director Dynapack Asia và bà Lê Thị Hồng Nhi – Trưởng phòng Kinh doanh Bền vững – Unilever Việt Nam đã có những chia sẻ và giới thiệu đến các thính giả cách mà Công ty của họ thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm tái chế từ sản phẩm cũ như thế nào.
Vinh dự được mời đến tham dự phiên thảo luận có chủ đề: “Designed for circular economy – How do we make products circular”, Ông Lê Anh – Giám Đốc Phát Triển Bền Vững – Công ty Nhựa Tái Chế Duy Tân đã giới thiệu và chia sẻ đến bạn bè quốc tế những mục tiêu dài hạn và các hoạt động mà Công ty đang thực hiện. Theo ông:” Nhựa Tái Chế Duy Tân là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ tái chế “bottle-to-bottle”, bằng cách thu gom các chai nhựa đã qua sử dụng và tái chế ra các hạt nhựa tái sinh với mục đích có thể sử dụng tạo ra vòng lặp là các chai nhựa mới.” Bên cạnh đó, Công ty còn cho rằng “Sự kết nối” là một trong những chiến lược mà Nhựa Tái Chế Duy Tân rất quan tâm đến. Điều này cũng rất phù hợp với mục tiêu mà GEFE 2022 đề ra. Bởi vì, Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh chính là nơi vô cùng phù hợp và uy tín, giúp tạo ra mạng lưới kết nối giữa những nhóm người quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế bền vững.
Ngày 25-11-2022, Công ty CP Nhựa Tái Chế Duy Tân vinh dự là đối tác đồng hành cùng dự án “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ”, được tài trợ bởi Quỹ Coca-Cola Toàn cầu.
Với sứ mệnh “ Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam”, Nhựa Tái chế Duy Tân mong muốn đồng hành cùng dự án chung tay xây dựng mô hình tuần hoàn về rác thải nhựa thông qua việc thúc đẩy sự hợp tác của người tiêu dùng, các cá nhân thu gom và từ chính quyền địa phương. Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thành công thu gom và sản xuất ra các hạt nhựa tái sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế, Nhựa Tái Chế Duy Tân vô cùng tự tin rằng mình có thể hoàn thành tốt mục đích mà dự án đã đề ra.
Dự án dự kiến triển khai tới tháng 12-2023 với 3 hợp phần chính: (1) Đánh giá thực trạng rác thải nhựa tại địa phương; (2) Thiết kế giải pháp, mô hình kinh tế tuần hoàn và tăng cường năng lực các bên liên quan trong triển khai mô hình; (3) Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và quảng bá doanh nghiệp tái chế nhựa.
Bà Saadia Madsbjerg, chủ tịch Quỹ Coca-Cola Toàn cầu chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác với các đối tác gồm UBND huyện Cần Giờ, Công ty CP Nhựa Tái Chế Duy Tân và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh GreenHub nhằm giảm những tác động của rác thải nhựa đến các vùng ven biển Việt Nam.”
Ông Trần Nhựt Hiện, Giám đốc Chuỗi cung ứng, Công ty CP Nhựa Tái Chế Duy Tân chia sẻ: “Là một doanh nghiệp thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa, với sứ mệnh “Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam”, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người dân nâng cao ý thức trong hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, cải thiện thu nhập cho các hộ thu gom rác thải, giảm thiểu sự xâm lấn của rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ và thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả.”
Qua việc đồng hành cùng dự án xã hội này, Nhựa Tái Chế Duy Tân còn mong muốn góp phần hỗ trợ người dân nâng cao ý thức trong các hoạt động phân loại rác thải tại các nguồn, cải thiện nguồn thu nhập cho các hộ thu gom, giảm thiểu sự ô nhiễm từ các loại rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ thông qua việc lan tỏa mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả.
Duy Tan Recycling vinh dự lần đầu tham dự với tư cách triển lãm sản phẩm tại hội chợ K-fair 2022 diễn ra từ ngày 19 đến 26 tháng 10 năm 2022 tại thành phố Dusseldorf của Đức. K-fair là hội chợ quốc tế lớn nhất về ngành nhựa toàn cầu, năm 2022 cũng là dịp tròn 70 năm của hội chợ này.
Hội chợ K-fair là nơi tụ hội của hơn 3000 nhà triển lãm đến từ khắp nơi trên thế giới, với hơn 200,000 lượt khách tham quan đến từ 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, các sản phẩm được mang đến trưng bày tại triễn lãm cũng rất đa dạng từ: nguyên liệu thô, máy móc, dịch vụ v.v.
Duy Tan Recycling rất vinh dự là công ty sản xuất nhựa tái chế đầu tiên của Việt Nam tham dự triễn lãm sản phẩm tại một hội chợ lớn mang tầm cỡ quốc tế như K-fair.
(Toàn cảnh gian hàng của Duy Tan Recycling tại K-fair 2022)
Công ty được khởi công xây dựng từ tháng 9/2019 tại Long An, công suất sau khi hoàn thành đạt 100.000 tấn/năm. Duy Tan Recycling tự hào là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ra các hạt nhựa tái sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt dùng cho ngành thực phẩm. Với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu mới từ Châu Âu, ngoài các tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý, sản phẩm của Công ty đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tiêu chuẩn nhựa tái chế sử dụng cho bao bì thực phẩm. Từ đầu năm 2022, công ty đã xuất khẩu qua thị trường Hoa Kỳ hơn 3.000 tấn nhựa rPET tái sinh từ rác nhựa.
(Gian hàng của Duy Tan Recycling thu hút được sự quan tâm của nhiều khách tham quan)
Với việc tham dự K-fair, Duy Tan Recycling mong muốn được giới thiệu đến thị trường quốc tế những sản phẩm hạt nhựa tái chế đạt chất lượng cao đến từ Việt Nam nhắm đến định hướng xuất khẩu các sản phẩm tái sinh chất lượng cao chinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Úc….
Từ: Dusseldorf, Đức
Nhựa PET recycle là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến nhất hiện nay, với nhiều công dụng khác nhau. Đây cũng chính là loại nhựa được coi là an toàn nhất để có thể tái sử dụng và khả năng ứng dụng cao. Vậy nhựa PET tái chế khác với các loại nhựa khác như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Duy Tân để có thể biết thêm thông tin về loại nhựa tái chế này nhé!
Nhựa PET recycle là loại nhựa như thế nào?
PET recycle có tên gọi đầy đủ là Polyethylene terephthalate (ngoài ra còn được viết tắt và gọi là PETE, PET, PET-P hay PETP), đây là loại nhựa dẻo, thuộc loại nhựa Polyester. Được dùng trong tổ hợp xơ sợi, vậy dụng đựng đồ uống, các loại chất lỏng, thức ăn có thể ép phun tạo hình, trong kỹ nghệ thường được kết hợp sử dụng với xơ thủy tinh.
Nhựa PET được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi nhất đối với các loại chai nhựa, với tính chất có thể tái chế lên tới 100% và độ bền vững cao đem đến nhiều nguồn lợi ích cho người sử dụng. Nhựa có thể thu hồi, tái chế nhiều lần, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên nhiên liệu. Đây cũng chính là một điểm khác biệt cần nói đến về sự khác nhau giữa nhựa PET và các loại nhựa còn lại khác. Tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Duy Tân để có thể biết thêm thông tin về sự khác biệt, phân biệt nhựa và các loại nhựa khác.
Đặc điểm khác biệt và cách phân biệt các loại nhựa
Trên thị trường ngày nay có 5 loại nhựa thông dụng và được sử dụng rộng rãi đó là: Nhựa Polyethylene (PE), Polypropylen (PP), Polyvinylchloride (PVC), Polycarbonat (PC) và PET.
Polypropylen (PP)
Nhựa Polypropylen có một số đặc tính tiêu biểu như sau:
- Tính bền cơ học cao, không mềm dẻo như PE và khá cứng vững. Không bị kéo dài hay giãn nên thường được chế tạo thành sợi, đặc biệt ;à xé rách dễ dàng khi có vết thủng hay vết cắt nhỏ.
- Độ bóng bề mặt cao và khả năng in ấn lên nhựa cao, nét in rõ.
- Chịu đựng được độ cao hơn 100oC, nhiệt độ hàn dán mí bao bì cao hơn với nhựa PE nên có thể dễ bị chảy, hư hỏng màng bên ngoài do cấu trúc. Cũng chính vì nguyên do này mà nhựa PP thường được sử dụng làm lớp trong cùng.
- Chống được hơi nước, dầu mỡ, 02 và nhiều loại khí khác.
Polyethylene (PE)
Đặc tính nhựa:
- Nhựa trong suốt và có anh mờ, mềm dẻo và mang cho mình một bề mặt bóng láng.
- Chống hơi nước và thấm nước tốt
- Chống khí N2, CO2, O2 hay dầu mỡ kém
- Chịu được thời gian ngắn tại nhiệt độ từ khoảng dưới 230oC
- Có thể bị hư hỏng, căng phồng khi tiếp xúc đối với các loại tinh dầu thơm hay chất tẩy
- Nhựa PE có thể cho hương, khí thẩm thấu đi xuyên qua. Chính vì vậy mà có thể dễ dàng hấp thu và giữ lại mùi trong bản thân bao bì, cũng vì khả năng này mà nhựa có thể hấp thu thực phẩm được chứa đựng gây mất giá trị cảm quan.
Nhựa PET recycle
Đặc tính tiêu biểu của nhựa PET recycle:
- Độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé hay va chạm, có độ cứng cao và chịu được sự mài mòn tốt.
- Sản phẩm nhựa PET trơ với môi trường thực phẩm, giúp cho quá trình lưu trữ và thực phẩm một cách tốt và đảm bảo.
- Nhựa có tính trong suốt, chống thấm khí CO2 và O2 tốt hơn những loại nhựa khác đang có trên thị trường.
- Khi được gia công nhiệt có thể đạt đến 200oC hoặc làm lạnh ở -90oC với cấu trúc hóa học mạnh, sản phẩm nhựa vẫn được giữ nguyên cho mình tính chống thấm khí hơi và không thay đổi khi nhiệt độ ở khoảng 100oC
Polycarbonat (PC)
Đặc tính chính của nhựa:
- Trong suốt với tính bền cơ và độ cứng vững cao. Khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm tốt.
- Chịu được nhiệt độ cao vào khoảng trên 100oC
- Nhựa PC còn có khả năng chống thấm hơi và khí cao hơn nhựa PE, PVC tuy nhiên vấn thấp hơn so với nhựa PET và PP.
Polyvinylchloride (PVC)
Loại nhựa PVC được sử dụng rộng rãi nhất vào khoảng những năm 1920 trở đi, chúng được sử dụng với một số lượng lớn và cực kì rộng rãi. Tuy nhiên ngày nay thì nhựa PVC không còn phổ biến và áp dụng rộng rãi bằng trước và đã bị nhựa PE vượt qua. Trên thị trường hiện nay nhựa PVC được sử dụng phần lớn trong việc làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng, bao bọc dây cáp điện,…
Đặc tính của nhựa PVC:
- Tính chống nước, hơi, khí kém
- Không mềm dẻo như PE và PP và có tính giòn. Muốn chế tạo nhựa PVC theo kiểu mềm dẻo để làm bao bì thì cần thêm một số chất phụ gia.
- Nhựa sẽ bị biến tính cứng giòn sau một thời gian khi được làm mềm dẻo hóa bởi các chất phụ gia.
- Tỷ trọng của loại nhựa này rơi vào khoảng 1,4g/cm2 chính vì vậy mà cần tốn một lượng lớn nhựa PVC để có thể đạt được một diện tích màng cùng đồ dày so với nhựa PP và nhựa PE.
- Nhựa này dưỡng được không chế lượng dư VCM thấp hơn là khoảng 1ppm và đạt được mức độ an toàn cho phép. Tuy nhiên nhựa PVC vẫn không được dùng để làm bao bì cho thực phẩm dù giá thành rẻ hơn những loại bao bì khác tại Châu Âu.
- Ngoài ra, PVC được phát hiện là có khả năng gây ung thư vào năm 1970 là chất vinylchoride
Trên đây chính là thông tin về đặc tính của các loại nhựa tái chế đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Với những thông tin trên có lẽ các bạn cũng để có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa nhựa PET recycle và các loại nhựa khác. Hy vọng rằng những thông tin nêu trên đã giúp các bạn có được cho mình thông tin hữu ích.
Hiện nay, tái chế nhựa nói chung và Tái chế nhựa tại Việt Nam – Recycle plant VietNam nói riêng đang là việc cần thiết không chỉ để giảm lượng rác thải nhựa mà còn góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên khác. Với vấn đề tái chế đang trở nên phát triển thì việc tạo ra những sản phẩm nhựa qua tái chế là giải pháp phát triển cho ngành tái chế rác thải nhựa cũng như tạo ra nguồn tài nguyên mới cho công nghiệp tái chế rác thải nhựa.
Tái chế rác thải nhựa Việt Nam – Recycle plant VietNam giúp tận dụng rác thải nhựa
Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Đặc biệt, một số chai nhựa chứa chất hóa học độc hại có thể phát tán ra môi trường trong quá trình tái chế, tái sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nhiều người thắc mắc rằng nhựa được tái sinh như thế nào khi chúng ta bỏ vào thùng rác, mang đến các trung tâm thu mua phế liệu…?Tái chế nhựa tại Việt Nam – Recycle plant VietNam với quy trình tái sinh nhựa cần nhiều bước để có thể biến nó thành vật phẩm hữu dụng khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chất lượng của nhựa tái sinh luôn có chiều hướng giảm dần. Điều này được hiểu rằng nhựa từ bao bì nguyên sinh sẽ tái sinh thành loại sản phẩm khác chứ không được dùng cho cùng một mục đích. Một trong những bước làm quan trọng đầu tiên trong quy trình tái sinh nhựa là phân loại nhựa trong nhà máy. Nhiều nơi chỉ chọn lọc một loại nhựa duy nhất trong các loại được thu gom, vì thế quy trình đầu tiên là phân loại các vật liệu như giấy, nhựa, kẹp, kim loại… Tiếp theo là phân loại nhựa và chọn lựa nhựa tái sinh. Việc này giúp giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh, giảm nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên khác.
Những rào cản đang gặp phải của ngành tái chế rác thải nước ta
Tại Việt Nam, Tái chế rác thải nhựa Việt Nam – Recycle plant VietNam với số lượng các nhà máy xử lý rác thải nhựa còn quá ít, dẫn đến sự lãng phí “tài nguyên rác” như hiện nay. Với hơn 90 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải lại gia tăng thêm 10%, tương đương hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí.
Các chuyên gia môi trường cho rằng, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc ngành tái chế rác của nước ta còn nhiều hạn chế là:
Việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả;
Chưa có những chính sách ưu đãi đầu tư cần thiết và phù hợp để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vào tái chế rác thải.
Nhìn theo góc độ khác, nhiều doanh nghiệp cho rằng, định kiến của lãnh đạo địa phương đối với đầu tư lĩnh vực này, đồng thời vấp phải sự phản ứng tiêu cực từ phía cộng đồng do gây ảnh hưởng chung chất lượng sống của người dân, chính là rào cản lớn nhất của đầu tư nhà máy tái chế nhựa hiện nay.
Giải pháp phát triển ngành tái chế rác thải
Để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam – Recycle plant VietNam, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp cả về pháp lý và kinh tế, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa; cần có cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa Việt Nam đầu tư nhà máy tái chế nhựa nhiều hơn nữa về trang thiết bị, công nghệ để tái chế rác thải nhựa. Điều này có thể giúp hạn chế tình trạng nhập khẩu phế liệu và xử lý tốt nguồn thải nhựa trong nước.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Website: duytanrecycling.com
Hiện nay, công việc tái chế nhựa được hiểu là quy trình thu hồi các loại nhựa phế liệu có khả năng tái chế được tái chế thành các sản phẩm chức năng và hữu ích cho đời sống. Lợi ích của việc tái chế nhựa là góp phần làm giảm tỉ lệ ô nhiễm nhựa, giảm áp lực lên các tài nguyên hóa thạch tự nhiên từ Trái Đất. Với cách tiếp cận này của các chính phủ nhằm bảo tồn tài nguyên và các lợi ích khác về kinh tế. Những sản phẩm nhựa tái chế được phân thành những loại nào? Hãy cùng Duy Tân Recycling tìm hiểu cách phân biệt những loại nhựa tái chế này nhé!
Nhựa tái chế PET hoặc PETE
Ký hiệu nhựa tái chế số 1: PET hoặc PETE
PET hoặc PETE (polyethylen terephthalate) là loại nhựa phổ biến nhất cho đồ uống đóng chai sử dụng một lần. Vì chúng khá rẻ tiền, nhẹ và dễ tái chế. Tỷ lệ tái chế loại nhựa này tương đối thấp (khoảng 20%). Mặc dù các nhà máy sản xuất nhựa rất có nhu cầu sử dụng chúng để sản xuất. Hiện nay, tại Duy Tân Recyclingnhựa PET được tái chế để tạo ra nhiều sản phẩm nhựa mới với độ tái sử dụng cao.
PET thường được thấy nhiều nhất ở đâu: Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng trong cuộc sống thường ngày như: Chai nước ngọt, nước, chai đựng nước sốt cà chua, chai gia vị, chai nước súc miệng, hộp đựng bơ đậu phộng, xà lách trộn, dầu thực vật,…
Các sản phẩm từ nhựa PET tái chế thường thấy như: Đồ nội thất, thảm làm bằng các sợi nhựa tổng hợp, dây đai để quấn pallet, chai và hộp đựng thực phẩm (miễn là nhựa tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn trong thực phẩm và không có chất gây nguy hiểm thì đều được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm).
Nhựa tái chế HDPE
Ký hiệu nhựa tái chế số 2: HDPE
Nhựa HDPE tái chế là một loại nhựa đa năng với nhiều công dụng và tính năng vượt trội như: Bền nhiệt, có độ kéo dãn, đàn hồi tốt, chống ăn mòn và được ứng dụng khá đa dạng trong cuộc sống. Các bạn có thể tìm thấy có tới 70% các chai nhựa dẻo đựng mỹ phẩm như chai dầu gội, sữa rửa mặt, dầu xả,… đều làm từ HDPE tái chế.
HDPE được sử dụng nhiều nhất để tái chế: Bình sữa, chai nước trái cây, chất tẩy trắng, chất tẩy rửa và các chai làm sạch gia đình, chai dầu gội đầu, một số thùng rác và túi mua sắm, chai dầu động cơ, hũ đựng bơ và sữa chua, lót hộp ngũ cốc,… và rất rất nhiều các sản phẩm khác. Bạn có thể xem ở phần đế chai để biết đó là sản phẩm được tái chế từ nhựa nào.
Nhựa tái chế V hoặc PVC
Ký hiệu nhựa tái chế số 3: V hoặc PVC
Nhựa V (vinyl) hoặc PVC (polyvinyl clorua) rất bền và tốt. Vì vậy chúng thường được sử dụng cho đường ống, vách ngoài và các ứng dụng tương tự. PVC rẻ tiền, vì thế nó được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm và bao bì. Clo là một phần của PVC, việc sản xuất nó có thể dẫn đến việc giải phóng chất đọc điôxin cực kỳ nguy hiểm. Không nên đốt PVC, vì nó giải phóng độc tố.
Nhựa V hoặc PVC được sử dụng chủ yếu trong sản phẩm:
Chai dầu gội đầu; chai dầu ăn; bao bì dạng vỉ; Cửa sổ nhựa, ống nhựa
Các sản phẩm sử dụng nhựa V hoặc PVC tái chế
Sàn nhựa, dây cáp, đồ nội thất nhựa.
Nhựa tái chế LDPE
Ký hiệu nhựa tái chế số 4: LDPE
LDPE (polyetylen mật độ thấp) là một loại nhựa dẻo với nhiều ứng dụng.
Tìm thấy trong: Bao bì thực phẩm đông lạnh, túi mua sắm, đồ nội thất
Tái chế thành: Thùng rác nhựa, thùng ủ nhựa, bao bì nhựa, tấm nhựa làm biển quảng cáo.
Nhựa tái chế PP
Ký hiệu nhựa tái chế 5: PP
PP (polypropylen) có điểm nóng chảy cao, và vì vậy thường được chọn cho các thùng chứa chất lỏng nóng.
Tìm thấy trong: Một số hũ đựng sữa chua; chai xi-rô và chai đựng dung dịch y tế, hộp đựng thức ăn, ống hút,…
Các sản phẩm làm từ nhựa PP tái chế:
Các sản phẩm làm từ nhựa PP tái chế rất đa dạng. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm làm từ chúng như: Đèn tín hiệu, dây cáp ắc quy, chổi quét nhựa, hộp xốp đựng thức ăn nhanh, hộp đựng thức ăn mang đi, thùng nhựa, đũa nhựa, pallet, khay nhựa, thùng nhựa đặc…
Nhựa tái chế PS
Ký hiệu nhựa tái chế số 6: PS
PS (polystyrene) có thể được làm thành sản phẩm cứng nhắc hoặc bọt xốp của hộp cơm hằng ngày. Styrene monomer có thể xâm nhập vào thực phẩm và đó là một chất gây ung thư. Trong khi styrene oxit được phân loại là một chất gây ung thư có thể xảy ra. Hầu như nó không chấp nhận sử dụng ở dạng xốp, vì có chứa 98% không khí mà chúng lại chứa 1 tỷ lệ Styrene monomer, styrene oxit có khả năng gây ung thư. Hãy hạn chế sử dựng các hộp nhựa xốp đựng cơm tại các quán ăn.
Tìm thấy trong: Nhựa PP được sử dụng trong sản xuất ly nhựa dùng 1 lần, khay thịt, chai aspirin, dĩa sài 1 lần,…
Nhựa PS có thể tái chế thành các sản phẩm gồm: Vật liệu cách nhiệt, vỉ đựng trứng, thước kẻ, bao bì xốp, hộp đựng thức ăn mang đi,…
Nhựa chưa phân loại
Ký hiệu nhựa tái chế 7: Nhựa chưa phân loại
Nhiều loại nhựa dẻo chưa phân loại được thuộc vào nhóm số 7. Polycarbonate thuộc loại nhựa tái chế số 7. Loại nhựa cứng này khiến nhiều người lo lắng về mức độ an toàn của nó. Sau nghiên cứu cho thấy, loại nhựa tái chế này có thể làm tác nhân gây rối loạn nội tiết tố. PLA (acid polylactic), được làm từ thực vật và là carbon trung tính, cũng rơi vào trường hợp này.
Có thể tìm thấy loại nhựa số 7 trong: Vật liệu ‘chống đạn’, kính râm, DVD, iPod và vỏ máy tính, bảng hiệu và màn hình, hộp đựng thực phẩm nhất định, nylon,…
Nhựa số 7 có thể tái chế thành các sản phẩm: Nhựa giả gỗ, các sản phẩm handmade,…
Không chỉ trong công nghiệp mà nhựa tái chế còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội của chúng ta. Hiện nay, bạn có thể bắt gặp nhựa tái chế ở bất cứ mọi nơi bởi tính thông dụng của chúng. Duy Tân Recycling một trong những nhà máy tái chế nhựa với công nghệ hiện đại tân tiến hàng đầu đã và đang đáp ứng mọi nhu cầu tái chế hiện nay, nhằm giảm tải lượng rác thải mỗi ngày cho cộng đồng.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Website: duytanrecycling.com
Chúng ta có thể hiểu rằng, nhựa tái chế là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa thu gom. Nhựa tái chế Duy Tân sau công đoạn thu gom về, các rác thải nhựa sẽ trải qua quá trình phân loại, rửa sạch, nung chảy và ép khuôn để tạo ra các sản phẩm nhựa mới. Quá trình này giúp giảm lượng lớn rác không phân huỷ do con người tạo ra, bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế, một số loại nhựa đòi hỏi quy trình tái chế phức tạp và tốn kém nhiều chi phí.
Nhựa tái chế Duy Tân mang lại những lợi ích gì?
Nhựa tái chế nói chung và nhựa tái chế Duy Tân nói riêng mang lại nhiều ích lợi cho con người. Giảm lượng dùng nguyên liệu nguyên chất cho sản xuất (dầu, khí,…) góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giảm chi phí và năng lượng xuyên suốt quy trình sản xuất. Hạn chế lượng khí độc thải ra môi trường bên ngoài và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Nhựa tái chế được xem là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện đại. Đồng thời cũng là một trong ba thành phần thuộc mô hình phân loại rác thải hiện nay. Ba thành phần này chính là giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng. Các doanh nghiệp, nhà máy tái chế nhựa phải cam kết quy trình sản xuất đảm bảo 2 tiêu chuẩn ISO. Đối với sản phẩm nhựa tái chế phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn ISO 15270:2008. Và đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho việc quản lý môi trường và tái chế nhựa.
Nhựa tái chế Duy Tân – Phân biệt các loại nhựa tái chế
Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)
Nhựa số 1 an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Bạn sẽ thấy ký hiệu số 1 ở đáy các chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt). Nhiều gia đình thường giữ các chai này lại để trữ nước lọc, nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề rất dễ tích tụ vi khuẩn; đồng nghĩa với độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm dần sau mỗi lần tái sử dụng.
Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)
Nhựa số 2 có màu đục, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước và được đánh giá an toàn với thực phẩm. Bạn sẽ tìm thấy ký hiệu của nhựa số 2 trên các bình sữa cho trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai chứa chất tẩy rửa, chai dầu động cơ, chai dầu gội,…
Nhựa số 2 dễ tái chế thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào, và chai đựng chất tẩy rửa.
Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)
Nhựa PVC có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.
Nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp. Nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã tẩy chay PVC, nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện đồ chơi trẻ em làm bằng loại nhựa này, do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu khi lựa chọn đồ chơi cho con mình.
Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)
Nhựa số 4 thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa, các loại chai có thể ép, quần áo, thảm, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm,… Tuy LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ nhưng nó lại không được dùng để tái chế.
Nhựa số 5: PP (Polypropylene)
PP thân thiện với con người và môi trường vì an toàn với thực phẩm và rất dễ tái chế. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.
Nhựa PP chịu nhiệt lên đến 130°C và được cho là có thể sử dụng trong lò vi sóng; tránh được việc thôi nhiễm chất độc ra thức ăn. PP thường được tái chế thành chổi, thùng rác, tấm ván, các đèn tín hiệu, kệ tủ,…
Nhựa số 6: PS (Polystyrene)
Nhựa số 6 thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Khi sử dụng, bạn không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh, vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể. Nhựa PS, cũng như các sản phẩm làm từ PS không được ủng hộ sử dụng vì rất khó tái chế và có hại cho môi trường.
Nhựa số 7: Các hợp chất khác
Sản phẩm có ký hiệu số 7 là tập hợp của các chất không thuộc 6 loại kể trên. Polycarbonat (PC) được dùng nhiều trong nhựa số 7 và có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ. Mặc dù hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm, đồ gia dụng làm từ nhựa số 7, nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.
Nhựa tái chế Duy Tân giảm tải rác thải nhựa với nhà máy tái chế hiện đại
Duy Tân đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành sản xuất nhựa. Nhựa tái chế Duy Tân có đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và rất chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về ngành công nghiệp tái chế nhựa.
Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy tái chế, Duy Tân còn tích cực tham gia các hoạt động, sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững, từ hợp tác với những doanh nghiệp hàng đầu để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Chi hội nhựa tái sinh, cho tới việc chăm lo sinh kế, hỗ trợ lực lượng lao động phi chính thức trong hệ sinh thái thu gom, xử lý rác thải.
Với công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư có năng lực và tinh thần học hỏi cao, nhựa tái chế Duy Tân tự tin bước vào cuộc chơi đầy rủi ro nhưng cũng không ít cơ hội trong ngành công nghiệp tái chế.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Website: duytanrecycling.com
Nhựa cũng giống như cây cối, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và bạn sẽ biết khi nhìn thấy nó, nhưng có lẽ bạn không thể giải thích, không thể biết được hết sự khác biệt giữa các loại. Và Nhựa HDPE cũng rất phổ biến. Tái chế nhựa HDPE – HDPE recycle được sử dụng để làm bình đựng sữa, chai dầu gội đầu, hộp đựng sản phẩm tẩy rửa, chai đựng chất tẩy rửa và những vật dụng bằng nhựa khác.
Tái chế nhựa HDPE recycle để tạo ra những loại nhựa phổ biến
Nhựa HDPE có một số đặc tính khiến nó trở nên lý tưởng như một sản phẩm đóng gói và sản xuất. Nó mạnh hơn polyethylene tiêu chuẩn, hoạt động như một rào cản hiệu quả chống lại độ ẩm và vẫn rắn ở nhiệt độ phòng. Nhựa HDPE cũng chống côn trùng, thối rữa và các hóa chất khác.
Khi tái chế nhựa HDPE – HDPE recycle sẽ không tạo ra khí thải độc hại trong quá trình sản xuất hoặc trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, HDPE không rò rỉ hóa chất độc hại vào đất hoặc nước.
Tái chế góp phần giảm tiêu thụ tài nguyên và ô nhiễm. Bằng cách tái chế chất thải nhựa HDPE số 2 của mình, bạn đang giúp tạo ra các sản phẩm mới, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường và ngăn chặn hàng triệu tấn chất thải vào các bãi chôn lấp mỗi ngày.
Dây chuyền tái chế nhựa HDPE recycle
Polyethylene mật độ cao (HDPE) được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và HDPE sau công nghiệp là một nguồn nguyên liệu quan trọng cần được thu gom và tái chế.
HDPE không phân hủy sinh học và có thể mất hàng thế kỷ để phân hủy, vì vậy điều quan trọng là phải tái chế nó để có thể sử dụng lại. Tái chế HDPE có nhiều lợi ích. Sẽ tiết kiệm chi phí hơn để sản xuất một sản phẩm từ HDPE tái chế so với sản xuất nhựa ‘nguyên chất’.
HDPE có thể được tái chế nhiều lần. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10 lần theo một số nghiên cứu, chứng minh rằng kỹ thuật ép phun và cắt nhỏ chất dẻo không làm thay đổi tính chất vật liệu trong toàn bộ thời gian tái sử dụng.
HDPE dễ dàng thổi khuôn hoặc ép phun vào chai, lon, ống hoặc đóng. Nó thường được ép đùn, vì vậy không cần thiết phải thực hiện rửa nóng sâu trên vật liệu.
Dây chuyền tái chế HDPE – HDPE recycle có một số điểm tương đồng và có chung một phần máy móc cần thiết. Dây chuyền HDPE hoàn toàn tự động, nhờ hệ thống mô-đun có thể dễ dàng thiết kế một dây chuyền đáp ứng nhu cầu tái chế.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Website: duytanrecycling.com
Phần lớn loại rác thải hiện nay sẽ thải ra khu vực biển, nơi rất dễ bị ô nhiễm nguồn nước và các sinh vật biển khác. Các bãi biển ở Việt Nam có mức ô nhiễm nhựa cao, phần lớn có vị trí hoặc nằm cạnh bến tàu, khu dân cư, các khu tập trung nhiều hoạt động du lịch. Vấn đề chôn lấp đang trở nên quá tải vì vậy, tái chế Việt Nam – Recycling in Viet Nam được đề cập nhiều hơn.
Recycling in Viet Nam – rác thải đang trở thành thảm họa
Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp. Rác thải nhựa ở đại dương sẽ phá hủy môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các loại thủy, hải sản. Trên đất liền, rác thải nhựa có ở nhiều nơi và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con người. Đáng nói, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta chiếm khoảng từ 8 đến 12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Tại nhiều diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết rác thải nhựa. Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các chính sách và giải pháp kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; chú trọng giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam cũng như vấn đề tái chế tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy chuyển sang sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác thải nhựa, ngư cụ, sản phẩm nhựa thải bỏ ra môi trường biển và đại dương đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch biển.
Rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm nhiều quốc gia cho thấy, họ đã tận dụng hiệu quả rác thải, biến rác thải thành tài nguyên, mang lại giá trị kinh tế lớn. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu đang đi đầu trong các giải pháp xử lý rác thải và họ coi rác thải chính là nguồn tài nguyên quý giá, rác chính là cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận kinh tế vừa bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy vấn đề tái chế nhựa tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam
Theo các chuyên gia về môi trường, rác thải cũng được coi là nguồn tài nguyên vì nhiều thành phần trong đó có nguồn gốc từ các tài nguyên thiên nhiên, nên nhiều nước trên thế giới đã coi việc phân loại và xử lý rác là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận. Vì vậy, coi rác thải là một loại tài nguyên và việc coi rác thải là tài nguyên đã được thế giới công nhận và việc tái sử dụng rác thải chính là thực hiện nền kinh tế tuần hoàn, tức là tất cả trong một vòng khép kín, không lãng phí nguồn nguyên liệu nào.
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Tại Việt Nam, Recycling in Viet Nam đang dần trở nên quan trọng hơn để thúc đẩy phát triển tái chế rác thải hiệu quả hơn. Với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.
Recycling in Viet Nam – tái chế rác thải tại Việt Nam thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Website: duytanrecycling.com
Hiện nay, một trong hàng ngàn giải pháp được đề ra nhằm mục đích giúp giảm thiểu số lượng chất thải nhựa trong đời sống hằng ngày, cầu sống hằng ngày phải dùng đến những sản phẩm nhựa của con người, trong lĩnh vực công nghiệp,..… đó chính là tái chế nhựa. Tái chế nhựa – nhựa tái chế là một trong hầu hết các biện pháp hữu hiệu nhất giúp giảm thiểu chi phí xử lý chất thải rắn dẫn đến làm giảm giá thành sản phẩm.
Tái chế nhựa không chỉ mang lại giá trị, lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa vô cùng to lớn về phát triển bền vững của nhân loại đó là một trong những mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng đến.Đó cũng chính là một trong những lý do mà Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân ra đời và đang góp phần mang lại những lợi thế về mặt bảo vệ môi trường cũng như nhiều lợi ích khác trong việc giảm tải rác thải nhựa hiện nay trong cuộc sống.
Một số ưu điểm của Nhựa tái chế Duy Tân
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài ưu điểm nổi trội cũng như những mặt lợi ích mà nhà máy tái chế nhựa Duy Tân Nhựa tái chế Duy Tân mang lại là gì nhé:
Tái chế nhựa giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường
Hầu hết trên thế giới ô nhiễm môi trường đều xuất phát từ chất thải công nghiệp. Vì vậy việc tái chế các chất thải công nghiệp là vô cùng cấp thiết các sản phẩm như nhựa, đồ hộp, những chất thải này nên được tái chế và sử dụng thay vì chỉ bị vứt bỏ một cách thiếu thận trọng dẫn đến gây ô nhiễm môi trường.
Mục đích bảo vệ môi trường luôn màu xanh
Lợi ích to lớn và vô cùng có giá trị của việc tái chế phế liệu là đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ trái đất màu xanh, cũng như cân bằng hệ sinh thái màu xanh.
Nhựa tái chế Duy Tân – Bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên
Tái chế nhựa phải luôn đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên hiện có sẽ được sử dụng hợp lý và bền vững. Trong quá trình tái chế sẽ làm giảm bớt khả năng chọn lọc không cân xứng sử dụng nguyên liệu thô khi chúng có thể đạt được với nguồn cung cấp lớn hơn.
Quá trình tái chế Nhựa tái chế Duy Tân
Để có thể tái chế Nhựa tái chế Duy Tân phải trải qua những quy trình nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé:
Thu gom phế liệu – xử lý phế liệu
Đây là quy trình đầu tiên trong tổng quá trình thực hiện tái chế, vật liệu phế thải được sẽ được thu gom thông qua các trung tâm trả khách, các chương trình thu gom cũng như ký gửi hoặc hoàn lại phí trên lề đường. Các vật liệu phế thải sau đó sẽ được vận chuyển đến các cơ sở thu hồi vật liệu cũng như có thể là các trung tâm tái chế, nơi chúng được phân ra các loại, sau đó làm sạch và xử lý thành vật liệu lý tưởng, an toàn để sản xuất.
Các vật liệu phế thải và có thể tái chế chúng có thể được mua hoặc bán giống như các nguyên liệu thô. Giá cả, chi phí sẽ dao động tùy theo cung cầu trên cả nước.
Quá trình đi vào Chế tạo, sản xuất
Nơi sản xuất là nơi các vật liệu phế thải đã thông qua cũng như đã được xử lý sẽ được chuyển thành các sản phẩm, vật phẩm rất hữu ích. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm ở thời hiện đại được sản xuất bằng các vật liệu tái chế phế thải.
Các sản phẩm thông thường được sản xuất bằng phế liệu bao gồm các sản phẩm như: khăn giấy, báo, can thép, hộp đựng nước ngọt bằng thủy tinh nhựa hoặc các sản phẩm chất tẩy rửa nhôm và các sản phẩm nhựa.
Phổ biến đưa các sản phẩm đã hoàn thiện ra thị trường
Các sản phẩm tái chế đã được Nhựa tái chế Duy Tân hoàn chỉnh sau đó sẽ được đưa ra thị trường bán. Nếu được, bạn cũng có thể tham gia các chiến dịch giảm thiểu chất thải bằng cách mua các sản phẩm, vật phẩm được làm, chế tạo từ vật liệu tái chế. Rất dễ dàng để xác định các sản phẩm bằng vật liệu có thể tái chế dựa trên các thông tin trên nhãn dán.
Tái chế Nhựa tái chế Duy Tân luôn giúp mang đến nhiều lợi ích hơn thế nữa thế cho cuộc sống con người cũng như bảo vệ môi trường. Luôn tạo cơ hội cho chúng ta có thể làm, thực hiện những hành động bảo vệ hành tinh xanh này.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam
Hotline: 0272 377 9920
Trang web: duytanrecycling.com