Tin tức

Tối 13-9, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) phối hợp Báo SGGP tổ chức lễ trao danh hiệu Doanh nghiệp xanh năm 2023. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Diễn đàn kinh tế TPHCM (HEF) lần thứ 4 năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh, hành trình tiến tới giảm phát thải ròng bằng không”, diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17-9

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, trên cơ sở Bộ tiêu chí Hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học, các chuyên gia và Hội đồng xét chọn bao gồm đại diện các cơ quan chức năng đã xem xét, cân nhắc cẩn trọng để chọn được 90 doanh nghiệp đạt tiêu chí “Doanh nghiệp xanh TPHCM 2023”.

Đây là những doanh nghiệp đã và đang có nhiều nỗ lực thực hiện chuyển đổi xanh, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chí xanh trong sản xuất kinh doanh, tuân thủ các quy định về môi trường, góp phần cùng thành phố xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành, thân thiện với môi trường góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, việc được thành phố tôn vinh và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm sức mạnh và là tấm “Giấy thông hành” giúp doanh nghiệp đi vào lòng người, chiếm lĩnh trái tim của khách hàng, bạn bè và đối tác, chắp đôi cánh để doanh nghiệp có thể bay xa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

DUYTAN Recycling vô cùng tự hào khi được vinh danh là Doanh nghiệp Xanh năm 2024!  Đây là năm thứ hai liên tiếp DUYTAN Recycling nhận được giải thưởng danh giá này, khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ, chúng ta đang chứng kiến nhiều biến đổi bất thường của khí hậu và TPHCM cũng không tránh khỏi tác động từ hiện tượng này. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) diễn ra tháng 11-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố cam kết của Việt Nam là sẽ giảm phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050 để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đóng góp cho nỗ lực chung của nhân loại nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, giữ nhiệt độ Trái đất tăng lên không quá 1,5 độ C.

Bằng hành động cụ thể thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về những nội dung đã cam kết, TPHCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp, nhiều chương trình cụ thể để triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước giảm thiểu carbon (CO2) trong sản xuất, kinh doanh và dẫn dắt chuyển đổi “tiêu dùng xanh” cho người dân. Một trong những chương trình đó là giải thưởng tôn vinh cho danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TPHCM” lần thứ nhất diễn ra ngày hôm nay.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, giải thưởng này sẽ duy trì hàng năm để trao cho doanh nghiệp đủ điều kiện theo những tiêu chí chuyển đổi xanh trong hành trình hướng tới Net Zero.. 

Tại buổi lễ, 90 doanh nghiệp đã được trao danh hiệu Doanh nghiệp xanh TPHCM năm 2023. Trong đó, có 52 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và 38 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ – bất động sản.

Các doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản, như: tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, hoàn thành nghĩa vụ thuế, bảo hiểm với nhà nước và có hiệu quả kinh tế tốt (tổng 30 điểm). Còn lại 70 điểm dành cho các tiêu chí xét chọn danh hiệu.

Các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ sản xuất, trình độ công nghệ xử lý chất thải, các phương pháp sản xuất sạch, tiết kiệm, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường… ở mỗi tiêu chí lại có nhiều tiêu chí thành phần, được chấm điểm riêng cho từng tiêu chí. Có tới 23 hạng mục cần chấm điểm, với thang điểm mỗi hạng mục từ 2 đến 10 điểm.

Trong khi đó, với các doanh nghiệp nhóm thương mại – dịch vụ -bất động sản, ngoài các tiêu chí chung còn phải đáp ứng tiêu chí tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; thay đổi nguyên vật liệu ô nhiễm môi trường thành vật liệu thân thiện môi trường; tái chế, tái sử dụng, tái sinh chất thải phát sinh; tiêu thụ bền vững; áp dụng chuyển đổi số trong quản trị; tổ chức quản lý (sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả)… Tổng cộng có 12 hạng mục cần chấm điểm, với thang điểm từ 5-10.

Theo: Sài Gòn Giải Phóng

——

???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992

 

Share

DUYTAN Recycling được vinh danh Top 50 Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững 2024 với 2 hạng mục giải thưởng “Tiên phong giảm thiểu rác thải” và “Tiên phong kinh tế tuần hoàn

DUYTAN Recycling vừa được vinh danh Top 50 CSA (Top 50 Corporate Sustainabillity Awards – Doanh nghiệp Phát triển Bền vững tiêu biểu Việt Nam) do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn. Hội đồng giám khảo đã tiến hành đánh giá, thẩm định và bình chọn dựa trên 3 yếu tố là “Bảo vệ môi trường, Quản trị doanh nghiệp và Trách nhiệm xã hội”.
DUYTAN Recycling được vinh danh tại 2 hạng mục “TIÊN PHONG GIẢM THIỂU RÁC THẢI và TIÊN PHONG KINH TẾ TUẦN HOÀN” vì đã và đang vận hành hệ thống thu gom và tái chế chai nhựa tiên tiến với công nghệ cao giảm thiểu lượng rác thải nhựa tại Việt Nam.
Những cột mốc đặc biệt nổi bật của DUYTAN Recycling đã đạt được:
♻️Nhà máy DUYTAN Recycling đã và đang vận hành 3 không : KHÔNG RÁC THẢI – KHÔNG KHÍ THẢI – KHÔNG NƯỚC THẢI
♻️Tuần hoàn và tái sử dụng 76,000 mét khối nước trong năm 2023
♻️Trong nắm 2023, thu gom 30,800 tấn rác thải nhựa (gần 2,4 tỷ chai nhựa) tương đương quảng đường dài khoảng 13,148 km.
Share

Công ty DUYTAN Recycling và Công ty Ajinomoto Việt Nam vừa ký kết hợp đồng hợp tác thu gom và tái chế bao bì nhựa theo chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Mục tiêu của chương trình này là thúc đẩy thu gom và tái chế bao bì, giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải.

Rác thải nhựa là loại rác khó phân hủy và đang tạo ra áp lực lớn đối với việc xử lý rác thải của các quốc gia trên toàn thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này, DUYTAN Recycling luôn nỗ lực khẳng định rằng thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển dài hạn thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và quy trình hiện đại nhằm góp phần xây dựng một tương lai xanh và bền vững cho môi trường Việt Nam.

Tại Việt Nam, chính sách EPR là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn. EPR sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của đối tác, từ đó, có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo Thông báo số 86/TB-BTNMT về việc công bố danh sách các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì, DUYTAN Recycling vinh dự thuộc danh sách các đơn vị đủ năng lực tái chế sản phẩm bao bì do Bộ TN&MT công bố vào ngày 20/2/2024.

Lễ ký kết hợp đồng thu gom và tái chế giữa Công ty DUYTAN Recycling và Ajinomoto Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tái chế là quy định bắt buộc đã được luật hóa. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định từ ngày 1/1/2024, các nhà sản xuất và nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (nhựa, giấy…) phải chịu trách nhiệm tái chế các sản phẩm và bao bì do mình sản xuất hoặc nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.

Hướng theo định hướng phát triển bền vững của tập đoàn Ajinomoto, Công ty Ajinomoto Việt nam đã và đang thực hiện nhiều chương trình như là nỗ lực giảm thiếu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu thất thoát thực phẩm, giảm phát thải nhựa, tăng cường hợp tác thu gom tái chế các dạng bao bì có liên quan đến vòng đời sản phẩm của mình.

Theo như kế hoạch hợp tác, chỉ trong năm 2024, DUYTAN Recycling và Ajinomoto Việt Nam sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 94 tấn rác thải nhựa (tương đương 7,3 triệu chai nhựa). Cột mốc hợp tác giữa DUYTAN Recycling và Ajinomoto Việt Nam không chỉ thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chung về việc thúc đẩy mô hình phân loại, thu gom và tái chế rác thải mà còn triển khai các dự án không chỉ trong sản xuất mà còn thông qua các hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường, tạo ra tác động mạnh mẽ và sự lan tỏa đến cộng đồng.

Thông tin Công ty Ajinomoto Việt Nam:

Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto. Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai văn phòng đại diện tại TP.HCM và Hà Nội, hai nhà máy sản xuất tại Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Long Thành hoạt động từ năm 2008. Ngoài ra Công ty có 3 trung tâm phân phối lớn cùng 66 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh thành, 298 đội ngũ bán hàng trên toàn quốc với tổng số nhân viên lên đến gần 2.300 người. Ajinomoto Việt Nam xác lập mô hình triết lý trong đó nhấn mạnh: Mục đích tồn tại của chúng tôi là “Góp phần mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị.

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Từ ngày 01/04/2024 đến ngày 31/05/2024, DUYTAN Recycling hợp tác cùng Samsonite tiến hành chương trình Luggage Trade-in THU VALI CŨ – ĐỒI VALI MỚI. Khách hàng có thể đem vali nhãn hiệu bất kỳ đến hệ thống các cửa hàng Samsonite để đổi lấy vali mới giá ưu đãi 30% – 50%.

Đối với khách hàng Online, sau khi đặt hàng trực tiếp Online và nhận vali mới, vui lòng đem vali cũ đến địa điểm cửa hàng gần nhất của hệ thống Samsonite để chúng tôi thu hồi đóng góp vào phần tái chế sau này.

Dòng đời mới cho vali cũ thu hồi

Các vali cũ thu hồi sẽ có dòng đời mới. Samsonite đồng hành cùng các đối tác DUYTAN Recycling, Công ty Môi trường Á Châu (MTAC), Đơn vị vận chuyển VINTRANS thu gom xử lý bóc tách phân loại vali cũ, tái chế thành những sản phẩm hữu ích tặng cho trường học, cộng đồng nhằm góp phần giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường bền vững.

Samsonite Flagship Store với diện tích lớn nhất Đông Nam Á đến 300m² tại Tầng B2 Vincom Center Đồng Khởi

Hãy cùng tham gia Luggage Trade-in để Nâng tầm chuyến đi của bạn!

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

văn phòng Hội đồng EPR quốc gia (Bộ Tài nguyên & Môi trường) vừa công bố danh sách 24 công ty có đủ năng lực để thực hiện tái chế nhiều loại sản phẩm, bao bì, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, bảo vệ môi trường. Trong đó, có 9 công ty có thể tái chế bao bì nhựa; 3 công ty có chế dầu nhớt; 4 công ty có thể tái chế sản phẩm điện, điện tử.

DUYTAN Recycling vinh dự thuộc 1 trong 9 đơn vị tái chế bao bì nhựa trên toàn lãnh thổ Việt Nam với 3 loại bao bì được tái chế: bao bì PET cứng, bao bì HDPE & PP để sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu cho sản xuất các ngành công nghiệp.

Nhà máy Nhựa Tái Chế DUYTAN tại Long An

Đây được coi là một trong những bước tiến quan trọng đối với Công ty nhằm khẳng định về chất lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh và là bước khởi đầu cho kế hoạch phát triển trong tương lai.

  • EPR là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
  • Từ ngày 1-1-2024, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế EPR theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm hướng đến Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững.
  • Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho ba năm đầu tiên đối với săm lốp là 5%; các loại pin sử dụng cho phương tiện giao thông (như Li, NiMH) và pin sử dụng cho các thiết bị điện-điện tử là 8%; tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với ắc quy từ 8-12%; bao bì là từ 10-22%; chai, lọ, hộp thủy tinh 15%.
——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Duytan Recycling, đã bật mí với Thanh Niên nhiều điều bất ngờ trong nỗ lực cùng VN phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm xanh hóa nền kinh tế cũng như hướng đến mục tiêu NetZero vào năm 2050. Tháng 10.2023, Công ty Duytan Recycling vinh dự đạt Chứng nhận Doanh nghiệp (DN) công nghệ cao do Bộ KH-CN cấp.

Xin chào Lê Anh! Tôi thấy chức danh của anh là “Giám đốc Phát triển bền vững”; ở VN chưa có nhiều người có chức danh này. Lê Anh vui lòng chia sẻ về chức vụ cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình ở công ty?

Giám đốc Phát triển bền vững Lê Anh: Đúng như anh nói, ở VN chưa có nhiều DN có chức danh này. Vậy tại sao Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) lại có? Vì ở DTR, chúng tôi không hoạt động theo mô hình DN truyền thống mà đang phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững. DTR là một nhà máy tái chế rác thải nhựa đảm bảo 3 tiêu chí bền vững về môi trường 3 không là không rác thải, không nước thải, và không khí thải.

Với nhựa, khi xã hội nhận ra những tác hại quá lớn của các sản phẩm nhựa, chúng ta có xu hướng đổ lỗi rồi tẩy chay nó. Khoảng 5 năm về trước chúng ta hay thấy khẩu hiệu “nói không với nhựa”. Tuy nhiên, dần dần chúng ta nhận ra rằng nhựa đóng một vai trò quá quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều người còn nói vui là văn minh nhân loại đi từ thời kỳ đồ đá sang đồ đồng rồi đến… đồ nhựa, vì xung quanh chúng ta nhìn đâu cũng thấy có thứ gì đó liên quan đến nhựa. Thế nên gần đây thay vì tẩy chay, chúng ta tìm cách “sống chung” với đồ nhựa vì bản thân nó không có lỗi. Người ta tìm ra nguyên tắc 3R trong tiếng Anh hay 3T trong tiếng Việt là Reduce – Reuse – Recycle = Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế. Và tái chế là điều rất quan trọng vì nó giúp con người hạn chế tới mức tối đa khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tái chế chính là tương lai của xã hội hiện đại.

Ở DTR, tôi có hai nhiệm vụ cơ bản là theo dõi và nắm bắt các xu hướng phát triển bền vững trên thế giới, những công nghệ hiện đại phục vụ cho xu hướng này, các vấn đề mà DN cần quan tâm và tuân thủ. Mặt khác, tôi cũng đóng vai trò như một “đại sứ truyền thông” về câu chuyện phát triển bền vững đến với cộng đồng, đối tác, tổ chức đoàn thể xã hội. Tôi cũng may mắn được làm việc tại DTR, nơi tiên phong trong lĩnh vực này nên thường xuyên nhận được lời mời tham dự các tọa đàm, hội thảo, hội nghị ở các cấp độ khác nhau liên quan tới chủ đề này. Khi chia sẻ câu chuyện về Duytan Recycling thì nhiều người rất bất ngờ khi người Việt, DN VN đã biến ngành ve chai thành ngành công nghiệp công nghệ cao, góp công lớn vào việc bảo vệ môi trường.

Cụ thể DTR đã nâng tầm ngành ve chai thành công nghiệp tuần hoàn như thế nào?

Lĩnh vực tái chế nhựa ra đời cách đây mấy chục năm. Theo cách nghĩ thông thường, nhựa tái chế là dòng thấp cấp về chất lượng nên giá thành rẻ và không an toàn, thường được dùng làm chậu cây, túi đựng rác. Điều này đúng với đa số công nghệ tái chế nhựa hiện tại. Nhưng nếu cứ phát triển theo hướng như vậy, xã hội vẫn cần nhựa nguyên sinh (có nguồn gốc dầu mỏ) để bổ sung cho nhu cầu ở phân khúc cao và nhân loại không giải quyết được vấn đề môi trường.

Nhận thấy những vấn đề trên, khoảng 10 năm trước, người đứng đầu công ty là anh Trần Duy Hy đã có những suy nghĩ làm sao để con người có thể “sống chung” với nhựa mà ít làm ảnh hưởng môi trường nhất có thể. Bên cạnh đó, anh Hy cũng tham dự nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế nhưng chưa thấy có sản phẩm nào của VN có hàm lượng tri thức cao thể hiện trí tuệ và tầm vóc người Việt. Chính vì vậy, anh Hy mong muốn tạo ra những sản phẩm VN thật sự khác biệt, có giá trị về kinh tế, môi trường và nhu cầu thiết thực của xã hội. Là một nhà sản xuất nhựa nên anh nghĩ đến việc tái chế nhựa thay vì đi trồng cây. Đến năm 2016 thì cơ bản định hình ý tưởng và năm 2017 chúng tôi chính thức lên kế hoạch về một nhà máy tái chế nhựa với tầm nhìn trở thành “một trong những DN tái chế rác thải nhựa lớn nhất Đông Nam Á và thế giới” với sứ mệnh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại VN.

Chúng tôi đã dành cả một năm 2018 để đi khắp thế giới nghiên cứu công nghệ và cuối cùng chọn được công nghệ hiện đại nhất là Bottle to Bottle của Áo, công nghệ giúp tái sinh một chai nhựa thành một chai nhựa và đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt sức khỏe người dùng khi được sử dụng trong ngành công nghệ thực phẩm.

Sang năm 2019, DTR bắt đầu xây dựng nhà máy tại cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ (Long An), lắp đặt thiết bị và hoạt động thử nghiệm. Đến năm 2021 chính thức đi vào vận hành thương mại với quy mô công suất 40.000 tấn thành phẩm nhựa tái chế/năm. Công ty đang tiếp tục nâng công suất lên 60.000 tấn và đạt 100.000 tấn vào năm 2026. Nhà cung cấp thiết bị cho biết, DTR thuộc top 5 nhà máy nhựa tái chế theo công nghệ Bottle to Bottle đẹp, hiện đại và quy mô nhất thế giới. Đặc biệt, công nghệ này cho phép tái sinh nhựa đến 50 lần.

Với công suất thành phẩm hiện tại, DTR thu gom chai nhựa nguyên liệu và xử lý chúng thế nào?

Hiện tại chúng tôi liên kết với 2.000 điểm thu mua nguyên liệu khắp nơi từ Đà Nẵng trở vào. Công suất thu gom trung bình mỗi ngày 90 tấn, tương đương khoảng 7 triệu chai nhựa đã qua sử dụng. Nếu đem số chai nhựa này nối với nhau sẽ đạt tổng chiều dài khoảng 420 km, gần bằng quãng đường từ TP.HCM đến Nha Trang. Chai nhựa sau khi mua về sẽ được phân loại, xử lý vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào các công đoạn tái chế. Chỉ cần để lẫn các chủng loại nhựa với nhau thì chất lượng sẽ không đạt yêu cầu. Chính vì vậy, thách thức lớn nhất của ngành tái chế nhựa ở VN là việc phân loại rác tại nguồn còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Chỉ có 50% nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn để làm ra hạt nhựa đạt chuẩn công nghệ Bottle to Bottle, phần còn lại sẽ được xử lý thành các sản phẩm giá trị thấp hơn như chai lọ đựng hóa mỹ phẩm, polyester dùng làm nguyên liệu cho ngành may mặc. Chính vì chi phí cao như vậy nên giá nhựa tái chế của VN đang cao hơn nhựa nguyên sinh khoảng 25 – 35% tùy công dụng sản phẩm.

Nước thải được xử lý để tái sử dụng nhiều lần, chất lượng đảm bảo nuôi cá cảnh
Quy trình phân loại cần độ chính xác cao để tránh lẫn các loại nhựa với nhau
Hạt nhựa tái sinh rPET chuẩn bị xuất khẩu

Với mức chênh lệnh đó, DTR làm sao để cạnh tranh, tồn tại và duy trì phát triển mở rộng lên 100.000 tấn thành phẩm/năm?

Do nhựa tái sinh là lĩnh vực mới, giá thành cao và nhu cầu tại VN chưa nhiều nên từ năm 2021 đến nay, DTR đang “gồng lỗ”, thậm chí có một vài thời điểm hàng tồn nhiều, phải tạm ngưng hoạt động. Nguyên nhân là các DN nội địa chưa quan tâm đến việc chuyển đổi từ nhựa nguyên sinh sang nhựa tái sinh. Hiện nay chỉ có một số tập đoàn đa quốc gia bắt đầu quá trình chuyển đổi theo xu hướng chung của thời đại cũng như sức ép từ công ty mẹ ở các nước Âu, Mỹ. Thời gian qua, DTR đã hợp tác với một số thương hiệu quốc tế như Pepsi (năm 2022), từ đầu năm 2023 đến nay là Coca-Cola, La Vie, Nestlé, Unilever và mới nhất là vào ngày 15.12 chúng tôi đón đoàn của Ajinomoto (Nhật Bản) đến tham quan nhà máy.

Để hợp tác được với các thương hiệu hàng đầu thế giới như vậy thật sự vô cùng khó khăn, trung bình phải mất 2 năm chờ đợi. Dù Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân đến thời điểm này đã nhận tổng cộng 23 loại chứng nhận quốc tế về chất lượng, trong đó nổi bật nhất là chứng nhận FDA của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, cùng chứng nhận EFSA từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu; thế nhưng các thương hiệu lớn vẫn yêu cầu DTR cung cấp mẫu để đưa về công ty mẹ test đi test lại nhiều lần. Sản phẩm không chỉ an toàn tuyệt đối mà chất lượng phải ổn định theo thời gian. Chính vì vậy, việc hợp tác với một loạt thương hiệu toàn cầu nêu trên là một sự khẳng định thuyết phục nhất về độ an toàn của sản phẩm nhựa tái sinh mang thương hiệu DTR.

Hơi buồn một chút là chưa có thương hiệu thuần Việt nào chung tay cùng DTR vì môi trường VN sạch hơn (cười).

Hoa hậu Trái đất Mina Sue Choi tìm hiểu công nghệ tái chế tại nhà máy DTR vào tháng 7.2023
Hoa hậu Trái đất quốc tế Mina Sue Choi cùng Hoa hậu Trái đất VN Thạch Thu Thảo trồng cây tại nhà máy DTR

Khó khăn như vậy, DTR đã làm cách nào để tồn tại?

Trong quá trình chờ đợi hợp tác với các thương hiệu đa quốc gia tại VN, để tồn tại, DTR phải chọn hướng xuất hạt nhựa nguyên liệu chủ yếu đi Mỹ, EU, nơi có nhu cầu sử dụng nhựa tái chế rất cao vì chính sách của họ buộc các DN phải chuyển đổi. Sản phẩm của DTR đạt chứng nhận FDA và EFSA nên xuất khẩu khá thuận lợi. Mỗi năm chúng tôi xuất 5.000 tấn hạt nhựa nguyên liệu vào Mỹ nhưng chưa nhận một mẫu sản phẩm nào bị đổi trả. Hiện tại, tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng gần 60%, phần còn lại là nội địa. DTR hy vọng trong những năm tới có thể tiếp tục hợp tác với các DN VN để nâng tỉ lệ tiêu thụ nội địa lên 50%. Bên cạnh đó, anh Hy, chủ tịch công ty, là người làm nghề này lâu năm, có sẵn một lượng khách hàng…

Làm sao để biết chai nào là nhựa nguyên sinh và cái nào là tái sinh để lựa chọn?

Trước đây, trên các chai nhựa thường có dòng chữ “hãy tái chế tôi”. Nhưng chúng ta không biết ai sẽ làm việc đó và nó sẽ đi đâu, về đâu. Ngày nay, nếu mua một chai nước của các thương hiệu này, anh sẽ thấy dòng chữ như “Tôi được làm từ nhựa tái sinh” hay “Tiếp tục tái chế tôi”… Đây là những dấu hiệu nhận biết sản phẩm được làm từ nhựa tái sinh.

Như anh vừa nói, nhu cầu thị trường tại VN còn hạn chế, việc thu gom nguyên liệu đầu vào còn khó khăn. Để ngành nhựa tái chế phát triển, DN cần được hỗ trợ gì về mặt chính sách?

Đầu tiên là ở góc độ xã hội, đa số người tiêu dùng đã có nhận thức tốt về mặt môi trường nhưng chưa có hành động đủ mạnh và thiết thực để bảo vệ môi trường. Các hoạt động của DTR và các thương hiệu đa quốc gia sẽ từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng và từ từ sẽ giúp người tiêu dùng có hành động thiết thực hơn với môi trường. Điều này đã xảy ra ở các nước Âu, Mỹ, các sản phẩm sử dụng bao bì tái chế được để riêng một khu, giá thành có cao hơn một chút nhưng khách hàng vẫn tin dùng vì họ không còn “cảm thấy có lỗi với môi trường” cũng như các thế hệ tương lai. Quan trọng nhất là họ biết được cái vòng lặp của nó, cái chai đó sẽ đi đâu về đâu, được thu gom tái chế thế nào.

Ở góc độ kinh tế thì ngược lại, ai cũng muốn tối ưu hóa lợi ích của mình. Chính vì vậy về mặt chính sách, các nhà quản lý phải tạo sức ép đủ lớn để buộc DN phải chuyển đổi vì các mục tiêu cao hơn là sự phát triển bền vững không chỉ của VN hay Mỹ mà cả hành tinh này. Đối với VN, bước sang năm 2024 chúng ta bắt đầu áp dụng lộ trình “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)”. Đây là lộ trình buộc các nhà sản xuất phải có giải pháp thu gom và xử lý tất cả các loại rác thải tạo ra không chỉ có nhựa. Chính vì vậy, tôi tin đây là thời điểm quan trọng buộc các DN VN phải chung tay vì một môi trường xanh và sạch hơn và là thời điểm tốt cho ngành công nghiệp tái chế phát triển. Tất nhiên, không thể thiếu các chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là DN tư nhân trong nước, liên quan tới đất đai, thuế, tín dụng và lãi suất….

Bài viết được đăng tải trên Báo Thanh Niên – Chuyên mục Khát Vọng Việt Nam

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Unilever Việt Nam cùng DUYTAN Recycling (DTR): Tổ chức tập huấn phân loại nhựa và trao tặng phần quà cho cán bộ nhân viên tại trạm thu gom

Trạm thu gom vệ tinh của DTR tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày 20/12/2023, DUYTAN Recycling đã phối hợp cùng Công ty Unilever Việt Nam tổ chức thành công Chương trình tập huấn “Phân loại nhựa cho cơ sở thu mua phế liệu và trao tặng phần quà cho cán bộ nhân viên” tại trạm thu gom Đồng Lâm (Vĩnh Long), trạm thu gom Khánh Nga (Tiền Giang) và hơn 10 tỉnh thành tại khu vực miền Tây. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi của dự án “Plastic Collection & Recycling” phân loại rác tại nguồn được ký kết giữa DUYTAN Recycling và Unilever Việt Nam, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Trước đó, hai doanh nghiệp đã cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, trong giai đoạn 5 năm từ nay đến 2027, hợp tác sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.

Song song với mục tiêu xây dựng vòng tuần hoàn về nhựa để BVMT, hợp tác này còn góp phần thực hiện những mục tiêu xã hội thông qua cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh và sức khỏe; đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực, đồng thời cải thiện sinh kế và các yếu tố an toàn xã hội cho lực lượng thu gom rác thải tại hơn 100 trạm thu gom trong chuỗi giá trị của DUYTAN Recycling.

Quan hệ hợp tác giữa Unilever Việt Nam và DUYTAN Recycling là một bước tiến trong việc thúc đẩy sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì của Unilever, từ đó gia tăng hoạt động tái chế và tạo vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa tại Việt Nam.

Kết thúc buổi Tập huấn, đại diện Ban Lãnh đạo của DUYTAN Recycling và Unilever Việt Nam đã trao tặng những phần quà và trang thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ nhân viên tại trạm thu gom. Đây là hành động ý nghĩa và rất thiết thực thể hiện sự quan tâm sát sao của Công ty đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên, người lao động

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Công cuộc xanh hóa nền kinh tế và hướng tới Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam ghi nhận nhiều dấu ấn tiên phong của các doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có DUYTAN Recycling.

Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ Bộ TN&MT và Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Việt Nam đứng thứ 4/20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt và chỉ có 10% còn lại được tái chế.

Rác thải nhựa là vấn đề gây nhức nhối tại Việt Nam nhưng cũng là cơ hội cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tái chế vật liệu, trong đó có DUYTAN Recycling.

Sau cam kết đưa phát thải ròng tại Việt Nam về mức 0 vào năm 2050 của thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, góp phần vào những mục tiêu lớn của đất nước, DUYTAN Recycling là một trong những doanh nghiệp có những hoạt động tiên phong trong việc chuyển đổi xanh, với mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa.

Theo đó, nhằm tăng cường quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và đại dương, DUYTAN Recycling đã đầu tư và xây dựng một nhà máy cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle-to-Bottle”. Mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Với tổng diện tích 65.000m2, nhà máy của DUYTAN Recycling vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe; đơn cử là tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận EFSA của Cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu và 15 chứng chỉ khác.

Sản phẩm chính của nhà máy là hạt nhựa tái sinh rPET cho bao bì thực phẩm và rHDPE cho bao bì hóa mỹ phẩm được sản xuất với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất xử lý sẽ đạt 100.000 tấn nhựa/năm tương đương 7 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm.

Với công nghệ tái chế chất lượng cao, 10 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn/56%.

Nhiều vỏ chai nhựa và sản phẩm khác từ nhựa, như bàn ghế, tủ quần áo… sẽ được thu gom và tái chế, qua đó giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh để sản xuất sản phẩm mới. Đồng thời, giảm được lượng dầu mỏ sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhờ những bước đi mạnh dạn trong chuyển đổi xanh, ngày 30/10/2023, DUYTAN Recycling vinh dự đạt Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp. Đây được coi là một trong những bước tiến quan trọng đối với Công ty nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh và là bước khởi đầu cho kế hoạch phát triển trong tương lai.

Để đạt được chứng nhận này, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

Gần đây nhất, DUYTAN Recycling đã là doanh nghiệp đầu tiên được cấp chứng chỉ tín dụng xanh của HSBC.

Nói về hành trình chuyển đổi xanh của mình, ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững DUYTAN Recycling cho biết, doanh nghiệp tái chế nhựa nói chung và DUYTAN Recycling có nhiều thuận lợi đến từ sự đồng hành của Chính phủ. Đáng chú ý, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đưa ra khái niệm EPR trong đó quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu trong việc tái chế và xử lý các sản phẩm, bao bì thải bỏ.

Ngoài ra, công ty cũng nhận được sự quan tâm, đồng hành trong các hoạt động, diễn đàn uy tín về kinh tế xanh, đóng góp sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững từ các doanh nghiệp hàng đầu như: Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như từ các Hiệp Hội: Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA); Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam (VWRA).

Nhưng đi kèm với thuận lợi bao giờ cũng là thách thức. Ông Lê Anh cho biết, một thách thức không nhỏ với DUYTAN Recycling là việc phân loại. Rác thải hầu hết chưa được phân loại tốt tại nguồn. Các hoạt động thu gom, tái chế còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu làm thủ công ở các làng nghề, chưa tuân thủ công tác môi trường.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, Việt Nam chưa có công nghệ tái chế phù hợp, các công nghệ tái chế hiệu quả phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí khá cao. Bao bì chưa có tiêu chuẩn hóa và chưa thân thiện với công nghệ tái chế, chưa khuyến cáo phân rõ vật liệu dùng cho nắp chai, nhãn, keo để việc tái chế được thuận tiện và giảm chi phí, cũng như giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất.

Một thách thức khác là từ phía người tiêu dùng, khi họ chưa được truyền thông đúng về sản phẩm tái chế. Người tiêu dùng chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm có bao bì từ nhựa tái chế.

Kinh tế tuần hoàn là khái niệm mới nhiều người không biết đến. DUYTAN Recycling bắt đầu tìm hiểu về công nghệ từ năm 2016, bắt đầu xây dựng từ năm 2019 và vận hành từ năm 2021. Nhựa tái sinh trên thế giới đắt hơn khá nhiều, thậm chí đắt hơn tới 40-50%. Do đó khá dễ hiểu khi ít doanh nghiệp sử dụng.

“May mắn là chúng tôi cũng đã có thị trường, có cả nước ngoài. Thành thực chia sẻ về mặt kinh doanh, chúng tôi chưa có lãi. Đó là bài toán khó, kinh tế tuần hoàn thực sự thách thức vì chi phí đầu tư tái chế công nghệ cao rất lớn, người tiêu dùng chưa đón nhận, khách hàng chưa sẵn sàng”, ông Lê Anh chia sẻ tại Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”.

Với vai trò là một doanh nghiệp tái chế nhựa có các hoạt động tích cực trong quá trình xây dựng, triển khai và áp dụng các mô hình về kinh tế tuần hoàn, tại Hội thảo trên, đại diện DUYTAN Recycling đã kiến nghị một số giải pháp để thành công trong việc xử lý rác thải nhựa mà ở đó, cần sự chung sức của toàn xã hội.

Cụ thể là khâu truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích người tiêu dùng đón nhận sản phẩm bao bì nhựa tái chế; cơ quan quản lý cần ban hành tiêu chuẩn thiết kế bao bì và tem nhãn thuận lợi cho việc tái chế; ban hành tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho bao bì sử dụng nhựa tái chế; mã số HS Code cần tách biệt dành cho nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh để phòng vệ thương mại.

áng chú ý, do thu mua từ ve chai nhỏ lẻ nên doanh nghiệp chưa có chứng từ, hóa đơn đầu vào để ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ. Để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về thuế, DUYTAN Recycling đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh. Cụ thể theo cơ chế ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay các vựa phế liệu. Đối với khoản thu nhập từ bán phế liệu nhựa mà Công ty chi trả cho các vựa phế liệu là các cá nhân/hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với mức thuế suất áp dụng theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC là 1% thuế GTGT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên giá thanh toán cho vựa phế liệu.

Ông Lê Anh cũng kỳ vọng khi Nghị định 08 đi vào thực tế. “Tôi tin ngành tái chế công nghệ cao sẽ có sự thay đổi năng động hơn, doanh nghiệp dấn thân hơn, có thêm nhiều ngành tham gia, chẳng hạn như doanh nghiệp giấy.”

Cuối cùng, khi thông tin các chủ đề ESG rất nhiều, thì “đừng coi ESG là chi phí mà là sự đầu tư”.

“Đầu tư vào máy móc mới đắt tiền hơn, nhưng tiết kiệm năng lượng hơn, có tác động tích cực thời gian dài. Chúng tôi có đến một số doanh nghiệp làm sản xuất, việc chuyển đổi giúp họ tinh gọn, giảm thải, giảm năng lượng đáng kể. Hơn nữa, hiện nay cũng có nhiều đơn vị tư vấn về ESG, nếu thực sự muốn đầu tư cho tương lai, chúng ta có thể tìm đến họ”, Giám đốc phát triển bền vững DUYTAN Recycling chia sẻ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang đã tích cực thực hiện các dự án như “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ” do DUYTAN Recycling kết hợp cùng Quỹ Coca-Cola Toàn cầu và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) triển khai; ngày hội thí điểm “Tách nhựa để Tái chế” phối hợp cùng Unilever diễn ra hồi tháng 6 tại TPHCM; đồng thời hợp tác, kết nối với nhiều doanh nghiệp để có nguyên liệu đầu vào cho nhà máy.

Share

Hội thảo với 2 phiên “Tầm nhìn Xanh Việt Nam” và “Những câu chuyện điển hình” là nơi để các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện các Hiệp hội; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp mạnh ở các lĩnh vực khác nhau chia sẻ những quan điểm, để hướng tới một tầm nhìn xanh.

Phiên thảo luận có sự tham dự chia sẻ của Tập đoàn Hoà Phát, Xanh SM, Ngân hàng SHB & ACB

Trong lĩnh vực giao thông, Tập đoàn Vingroup đã chính thức đưa vào vận hành hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam – GSM. Chỉ trong một thời gian ngắn, kết quả mà GSM thu được về giảm lượng carbon ra môi trường là minh chứng cho việc phát triển bền vững thông qua hệ thống giao thông xanh.

Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu rác thải, Tập đoàn Hoà Phát đã đưa ra các giải pháp sản xuất “thép xanh”, nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon trong tương lai với 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng tại sự kiện.

Một điển hình tiêu biểu khác là DUYTAN Recycling, tiên phong ứng dụng công nghệ tái chế để góp phần vào bài toán đưa phát thải ròng bằng “0”. Theo đó, DUYTAN Recycling đã đầu tư và xây dựng nhà máy nhựa tái chế nhằm cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle to Bottle”, mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

 

Trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển hướng sang chiến lược phát triển bền vững, tối ưu chỉ số “xanh” trong các sản phẩm, dịch vụ. Đơn cử như Gamuda Land đã có chiến lược đặc biệt là biến những bãi rác, rốn nước thải thành những khu đô thị xanh bậc nhất.

Ông Lê Anh giới thiệu về nhà máy Nhựa Tái Chế DUYTAN

Một số doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực tài chính hay tiêu dùng như Manulife, Masan Group… cũng mạnh mẽ tham gia góp phần thực hiện cam kết bằng giải pháp về quy trình sản xuất giảm thải cùng hàng loạt biện pháp bảo vệ môi trường.

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện giảm phát thải carbon và Xanh hóa cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại và thách thức; một số ngành nghề triển khai quá chậm và bắt đầu đã có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động.

 

Nhằm lắng nghe những câu chuyện, những “case study” của các doanh nghiệp điển hình đang hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, mời quý Anh, Chị xem thông tin phiên thảo luận hội thảo: “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” tại đường link: Những phát biểu ấn tượng tại hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và Những câu chuyện điển hình” (cafef.vn)

———-

???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Sáng 16/11, Diễn đàn Mekong Connect 2023 chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TPHCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững” chính thức bước vào phiên toàn thể tại TPHCM. Chương trình do UBND TPHCM, Bộ NN-PT-TN và Bộ KHCN chủ trì.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ, năm 2023, sau những biến động lớn trên phạm vi toàn thế giới, những xu hướng mới đã hình thành và phát triển nhanh chóng; trong đó, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược. Tình hình mới cũng đặt ra nhu cầu tự lực, tự cường, chống chịu của từng quốc gia. Nhu cầu này đòi hỏi các vùng, các địa phương trong cả nước phải liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Lê Minh Hoan

Trong khuôn khổ Diễn đàn, BTC đã tổ chức trao danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn Hội nhập cho 18 doanh nghiệp trên cả nước. Đây là giải thưởng danh giá và uy tín tôn vinh vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu trong hệ sinh thái kinh tế xanh. Thương hiệu được chọn vinh danh phải trải qua rất nhiều vòng đánh giá khắt khe từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu về các vấn đề chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh, năng lực đổi mới và đặc biệt là yếu tố phát triển bền vững cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

Giải thưởng danh giá được trao tặng bởi ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ Trưởng Bộ Khoa Học & Công Nghệ và Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ Tịch Hiệp Hội Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Giải thưởng là bảo chứng cho chất lượng sản phẩm của DTR không chỉ đạt các quy chuẩn thị trường nội địa mà còn đáp ứng đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng Quốc tế, phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ khuyến khích toàn thể CBNV trong Công ty nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu cùng nhau đưa công ty ngày một phát triển bền vững. Từ đó, tạo nên nhiều giá trị mới trong việc khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và mang thương hiệu DTR đến gần hơn với người tiêu dùng.

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để nhận tin tức và cập nhật về phát triển b