Tin tức

Ngày 20/07, Miss Mina Sue Choi – Hoa Hậu Trái Đất 2022 và đại diện Miss Earth Vietnam 2022 – Miss Thạch Thu Thảo đã có chuyến tham quan đầy ý nghĩa tại Nhà Máy Nhựa Tái Chế DUYTAN.

Bên cạnh mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cách thu gom các chai nhựa đã qua sử dụng ngoài môi trường, tái chế chúng và trao cho nhựa vòng đời mới. Nổi bật hơn hết phải kể đến là hoạt động tạo dấu ấn trồng cây xanh tại khuôn viên Nhà Máy của các người đẹp. Miss Mina Sue Choi chia sẻ rằng hoạt động này được thực hiện với mục đích chính là góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời, cải thiện cảnh quan và hướng đến mục đích chung là phát triển bền vững.

Miss Earth được biết đến là một trong 4 cuộc thi sắc đẹp danh giá và nổi tiếng nhất thế giới. Với tiêu chí không chỉ tìm kiếm hoa hậu có nhan sắc và trí tuệ nổi trội mà còn hướng đến các hoạt động thiết thực về môi trường. Chính vì lý do đó, Nhựa Tái Chế DUYTAN vinh dự là đại sứ Đồng Hành Phát Triển Bền Vững cùng Miss Earth Vietnam 2023 nhằm lan toả nhiều hơn nữa việc phân loại và sử dụng nhựa tái chế, qua đó khép kín vòng lặp tuần hoàn nhựa.

Một trong những lý do quan trọng mà Nhựa Tái Chế DUYTAN đồng hành cùng với chương trình Miss Earth Vietnam 2023 chính là quyết tâm hướng đến hành động vì môi trường, dùng tiếng nói để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống. Cùng với sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, DTR tin rằng Miss Earth sẽ khẳng định ra Quốc tế rằng Việt Nam luôn là quốc gia đáng sống với sự bền vững và môi trường xanh – sạch – đẹp.

Nhựa Tái Chế DUYTAN rất hy vọng trong lần họp tác lần này không chỉ góp phần những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về phát triển bền vững đến chương trình mà thông qua đó cũng là cơ hội góp phần gia tăng nhận thức cho người dân trong việc phân loại và sử dụng bao bì nhựa tái chế thân thiện với môi trường.

Share

Nhựa sinh hoạt, chúng là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ cách chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta phục vụ cho tiêu dùng. Phần lớn chúng ta chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt đi, đặc biệt là các chai nước uống. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi những chai nhựa này được tạo ra như thế nào, làm từ loại nhựa gì và được tái chế ra làm sao, thì hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Share

Sáng ngày 16/6 tại khuôn viên cầu Ánh Sao, KĐT Phú Mỹ Hưng quận 7 đã diễn ra Ngày hội thí điểm Tách Nhựa Để Tái Chế do Công ty Unilever Việt nam phối hợp cùng UBND Quận 7 tổ chức.

Đây là một hoạt động ý nghĩa hướng đến mục tiêu phân loại rác thải tại nguồn, tạo nên xu hướng mới trong bảo vệ môi trường, xây dựng xu hướng mới trong nền kinh tế xanh, cuộc sống xanh. Theo dự kiến, chương trình sẽ hướng đến mục tiêu thu gom 30.000 tấn/ năm, chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tập trung tại các khu dân cư, trường học ở P. Tân Phong & Tân Phú, Quận 7.
Giai đoạn 2: Triển khai thêm tại 5 phường khác thuộc Quận 7.
Giai đoạn 3: Thực hiện trên toàn Quận.

Chương trình đổi rác thải nhựa nhận quà được thực hiện bởi Unilever Vietnam

Nghiên cứu mới nhất cho thấy tỷ lệ tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam chỉ đạt 33%. Đa phần do hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác nhựa chưa thực sự được triệt để, chưa được đẩy mạnh và đồng bộ.

Theo thói quen hiện nay, người dân chỉ phân loại một số nhựa cứng, nhựa có giá trị để bán ve chai; các loại nhựa khác, đặc biệt túi mềm vẫn vứt chung vào rác thải sinh hoạt nên không được tái chế. Vì vậy, ngày hội giúp người dân hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà một cách triệt để. Khi người dân phân loại tốt thì việc tái chế sẽ thuận lợi hơn, đỡ tốn kém hơn.

Công ty Nhựa Tái Chế DUYTAN đồng hành cùng UBND Quận 7 và Unilever Vietnam sẽ tiếp tục  thực hiện thêm nhiều hoạt động truyền thông trong cộng đồng, tạo nên sức lan tỏa trong hành động tại địa bàn dân cư và sinh viên – học sinh.

Khách hàng tham quan & tìm hiểu về quy trình tái chế chai nhựa tại DUYTAN Plastic Recycling

Đến với lễ khai mạc chương trình, đại diện UBND Quận 7 phát biểu về việc thúc đẩy các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn đối với các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Để triển khai cho dự án, UBND Quận 7 cùng Unilever đã thực hiện ký kết MOU, bắt đầu cho một sự khởi đầu đầy hy vọng và phát triển.

Máy đổi chai nhựa lấy quà

Nối tiếp, đại diện Unilever có chia sẻ, đây là dự án có tính xây dựng cao và cần sự góp sức từ nhiều phía, đặc biệt từ các đơn vị thu gom rác thải nhựa. Chính vì vậy, sự góp sức của Công ty Nhựa Tái Chế DUYTAN sẽ tạo động lực giúp hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại khu vực quận 7. Đồng thời cũng là cơ hội góp phần gia tăng nhận thức cho người dân trong việc sử dụng bao bì nhựa tái chế thân thiện với môi trường.

Share

Thời gian qua, Long An triển khai nhiều giải pháp, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN), kêu gọi cộng đồng chung tay hành động, góp phần cải thiện, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn.

Chung tay bảo vệ môi trường

Các cấp, các ngành trong tỉnh nêu cao trách nhiệm trong việc BVMT bằng những hành động, việc làm thiết thực như tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định pháp luật; triển khai, thực hiện các mô hình, cách làm hay về BVMT, góp phần kêu gọi cộng đồng chung tay BVMT trên địa bàn.

Tại huyện Đức Huệ, môi trường những năm gần đây không ngừng được cải thiện, nâng cao. Chính quyền, MTTQ, hội, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động người dân ra quân vệ sinh môi trường và xây dựng nhiều mô hình BVMT.

Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường

Công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được tỉnh quan tâm, tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình hoạt động, các DN từng bước nêu cao vai trò, trách nhiệm, chung tay, góp sức với chính quyền địa phương cải thiện môi trường trên địa bàn.

Giám đốc Phát triển bền vững Công ty (Cty) Cổ phần Nhựa Tái Chế DUYTAN – Lê Anh chia sẻ: Đồng hành cùng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Cty đầu tư, xây dựng nhà máy nhựa tái chế và đi vào hoạt động tại địa bàn huyện Đức Hòa với diện tích 65.000m², tổng công suất 100.000 tấn/năm. Nhà máy cung cấp sản phẩm nhựa tái chế cho thị trường trong nước, góp phần BVMT sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ châu Âu, nhà máy áp dụng công nghệ tái chế “bottle to bottle” – mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch. Ngoài các tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý, sản phẩm của Cty đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng nhận quốc tế từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Đây là minh chứng cho chất lượng sản phẩm hạt nhựa tái sinh không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe con người, phù hợp để sản xuất các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm, gồm cả nước uống. Nhà máy đang được vận hành theo tiêu chí “3 không”: Không rác thải, không khí thải, không nước thải. Áp dụng tiêu chí này không chỉ giúp Cty thúc đẩy việc sản xuất không gây ô nhiễm môi trường mà còn quan tâm nhiều hơn đến việc tái sử dụng các nguồn năng lượng trong sản xuất. Để tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, nhà máy đang đầu tư tái sử dụng 80% nước thải.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường – Nguyễn Tân Thuấn cho biết: Thời gian qua, công tác BVMT trên địa bàn đạt những kết quả nhất định. Hệ thống các chính sách, pháp luật về BVMT liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo lập hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong công tác BVMT được thực hiện, phát huy hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt, lan tỏa trong cộng đồng. Các DN quan tâm đầu tư, xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý khí thải, nước thải theo hồ sơ môi trường đã được phê duyệt; tiến hành lắp đặt trạm quan trắc liên tục chất lượng nước thải để kiểm soát và từng bước hạn chế ô nhiễm, góp phần BVMT;…

Vỏ chai cũ tại nhà máy tái chế nhựa sau khi xử lý sẽ tạo ra hạt nhựa – nguyên liệu tạo thành vỏ chai mới

“Để tăng cường công tác BVMT, Sở tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương, MTTQ, hội, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động BVMT. Đồng thời, Sở tham mưu, đề xuất UBND tỉnh một số giải pháp để kiện toàn bộ máy quản lý cũng như đội ngũ làm công tác BVMT; nâng cao năng lực chuyên môn, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, huy động nguồn lực tài chính cho công tác BVMT; tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án BVMT, dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường tiếp tục hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình phân loại rác tại các hộ gia đình; hỗ trợ kinh phí để tỉnh xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các đô thị như TP.Tân An, thị xã Kiến Tường” – ông Nguyễn Tân Thuấn thông tin thêm.

*BÀI VIẾT TRÊN BÁO LONG AN ONLINE (CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LONG AN): https://baolongan.vn/tang-cuong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-a156642.html

Share

Cùng tham quan và tìm hiểu quy trình tái chế nhựa tại nhà máy DUYTAN Plastic Recycling qua bản tin Việt Nam Thức Giấc được thực hiện bởi đài truyền hình Quốc gia VTV1

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã tổ chức Ngày hội Sống xanh TPHCM lần 3 – năm 2023. Sự kiện diễn ra từ ngày 3/6 đến hết ngày 4/6.

Ngày hội diễn ra với sự tham gia của 47 gian hàng của 32 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp với các hoạt động phong phú như: Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; công nghệ xử lý, tái chế chất thải; Giới thiệu về các dự án, chương trình bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt là các mô hình kinh tế tuần hoàn đối với rác thải nhựa trên địa bàn Thành phố.

Sự kiện có sự tham dự đặc biệt của các Lãnh đạo sở, ban ngành:

  • Ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy
  • Ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP. HCM
  • Bà Nguyễn Thị Bạch Mai – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy
  • Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN&MT
  • Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. HCM
Ông Bùi Xuân Cường – Phó CT UBND, Ông Nguyễn Toàn Thắng – GĐ Sở Tài nguyên & Môi trường cùng Hoa hậu Môi trường thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà tham quan gian hàng trưng bày của DUYTAN Recycling

Ngày hội vào dịp cuối tuần đã thu hút nhiều người đến vui chơi, giao lưu, tìm hiểu kiến thức cũng như được tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm thân thiện môi trường. Nhiều gia đình mang theo con nhỏ đến trải nghiệm các chương trình như đổi vỏ nhựa, rác thải điện tử lấy quà… Sau khi kết thúc hoạt động, rác thải sẽ chuyển đến nhà máy tái chế. Kết hợp cùng Unilever, Nhựa Tái Chế DUYTAN triển khai hoạt động “Thu gom chai nhựa đổi quà”. Hoạt động diễn ra vô cùng thành công khi chỉ trong 2 ngày thực hiện đã thu được hơn 6200 chai nhựa đã qua sử dụng cùng hơn 2000 người đến tham quan và đổi rác thải nhựa lấy quà.

Người dân mang các chai nhựa, bàn chải cũ đến đổi quà tại gian hàng Unilever

Tại Ngày hội, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường nhấn mạnh, Ngày hội Sống xanh – một sự kiện môi trường thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới theo phát động của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây cũng là dịp TP cùng với các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới cùng kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường; đồng thời thể hiện trách nhiệm và cam kết của TP trong bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

Share
HỘI NGHỊ NHÀ ĐẦU TƯ ESG VIỆT NAM 2023 đánh dấu hội nghị đầu tư dưới góc nhìn ESG đầu tiên tại Việt Nam, tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ hơn cho tài chính bền vững và đầu tư ESG.
Là cụm từ viết tắt của Môi trường, Xã hội và Quản trị (Environmental, Social and Governance), ESG đã trở thành thuật ngữ được quan tâm hàng đầu bởi các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây. Thuật ngữ này được nhìn nhận là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Mr. Lê Anh – GĐ Phát triển bền vững CTCP Nhựa Tái Chế DUYTAN chia sẻ tại hội nghị về mô hình kinh tế tuần hoàn

Sự kiện diễn ra trong 2 ngày 31.05 và 01.6 còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực: Netflix, the Australian Consulate General, Netherlands Consulate General, Belgian Embassy, Deep C Industrial Zones, HSBC, Ikea, Thien Long Group, Alibaba Cloud,…

Buổi gặp gỡ các doanh nghiệp ESG Việt Nam đã mang đến:

● Sự kết nối các doanh nghiệp với các nhà đầu tư, những cơ hội phát triển bền vững, giúp họ điều hướng bối cảnh tài chính và quy định của Việt Nam.

● Hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển đáp ứng tiêu chuẩn ESG quốc tế và cơ hội tài chính bền vững.

● Xác định và đánh giá các rủi ro, cơ hội và xu hướng cụ thể của Việt Nam thông qua lăng kính ESG cho doanh nghiệp.

Chìa khóa cho giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo của Việt Nam chính là đưa ngành công nghiệp ra khỏi mô hình tuyến tính. DUYTAN Plastic Recycling rất vinh dự được tham gia chương trình với vai trò là một doanh nghiệp lấy mục tiêu Phát Triển Bền Vững là kim chỉ nam trong mọi hoạt động.
Các diễn giả đến từ CL2B, IKEA và DUYTAN Plastic Recycling cùng chia sẻ kinh nghiệm về thực hành kinh tế tuần hoàn
Cảm ơn #RaisePartners#Vietcetera đã đồng tổ chức buổi hội thảo để mọi người có thể cập nhật xu hướng, có những chia sẻ sâu sắc và hữu ích về những thông tin cũng như nắm bắt cơ hội phát triển từ #ESG.
Share
Ngày 26/05/2023, Nhựa Tái Chế DUYTAN và Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam (VWRA) đã ký Biên bản Ghi nhớ Hợp tác nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Trong không khí đầy hào hứng của buổi Lễ kỷ niệm 02 năm thành lập, CTCP Nhựa Tái Chế DUYTAN đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác cùng Hiệp hội để thiết lập mục tiêu chung vì môi trường và xã hội.
Đại diện hai bên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác M.O.U

 

♻️ Quan hệ hợp tác giữa DUYTAN Plastic Recycling và VWRA là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động và triển khai đồng bộ các giải pháp giúp ngành công nghiệp môi trường Việt Nam khẳng định được vị thế của mình và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đối với công tác bảo vệ môi trường.
♻️ Song song với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hợp tác này còn góp phần đẩy mạnh công tác làm cầu nối với các doanh nghiệp, ban ngành trong việc giám sát thực hiện các quy định về tái chế, đóng góp ý kiến về chiến lược xuất khẩu các loại phế liệu có lợi cho sự phát triển kinh tế theo xu hướng phát triển của thế giới và đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tái chế trong nước.

♻️ Với vai trò Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam, Nhựa Tái Chế DUYTAN sẽ cùng Ban chấp hành tiếp tục hành trình với sứ mệnh kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường tái chế, tái sử dụng của Việt Nam. Sản xuất sach và 3R (Reduce – Reuse – Recycle) là những giải pháp quan trọng giúp giải tỏa áp lực cho chính sách và tài chính công trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, cũng như thúc đẩy thực hiệc các mục tiêu về kinh tế tuần hoàn chất thải.

Trong 2 năm thành lập, VWRA đã nỗ lực thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm để góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế rác thải. Hiệp hội còn là nơi tập hợp những chuyên gia về môi trường, chuyên gia về tái chế chất thải và cộng đồng những người quan tâm đến việc tái chế chất thải.

Cụ thể, VWRA đã tích cực tham gia cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế để kết nối, môi giới, trung gian nhằm liên kết các chuỗi cung ứng sản xuất tái chế. Tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các nhóm giải pháp về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ theo hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải; Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa, phát triển đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Đến nay, qua 2 năm hoạt động, Hiệp hội đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, tái chế. Từ đó, hội viên tham gia Hiệp hội tăng cả về số lượng và chất lượng.

Share

Tăng vòng quay sử dụng cho các chai nhựa, hộp nhựa không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa mà còn giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm đầu cuối và là mảnh ghép quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đưa chai nhựa cũ vào vòng đời sử dụng mới

Có khoảng hơn 1,3 tỉ chai nhựa qua sử dụng đã được “tái sinh” trở lại thành hạt nhựa nguyên sinh trong năm 2022, sẵn sàng cho hành trình trở lại tay người tiêu dùng. Đây là số chai nhựa qua sử dụng được tái chế theo quy trình hiện đại từ “chai đến chai” (bottle to bottle) tại nhà máy tái chế của Công ty Cổ Phần Nhựa Tái Chế DUYTAN (DUYTAN Recycling – DTR).

Cuối tháng 4 vừa qua, nhà máy này khánh thành giai đoạn 1 với năng lực sản xuất 30.000 tấn/năm tại huyện Đức Hòa (Long An) sau khi khởi công vào năm 2019. Theo kế hoạch, công suất nhà máy sẽ lần lượt được nâng lên 60.000 tấn nhựa/năm, tương đương 4 tỷ chai nước sẽ được tái chế và 100.000 tấn nhựa/năm.

Sau khi thu gom, phân loại và làm sạch, số chai nhựa rác thải được tái chế thành hạt nhựa nguyên sinh chất lượng cao sau nhiều công đoạn phức tạp. Hạt nhựa này là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Hiện nay, sản phẩm của DTR không chỉ cung cấp cho các nhãn hàng FMCG lớn của Việt Nam mà còn đã xuất khẩu 4.200 tấn sang 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và châu Âu, là những thị trường yêu cầu rất khắt khe về tính an toàn của nhựa trong ngành thực phẩm.

Vòng quay của chai nhựa về mặt lý thuyết có thể lặp lại vô số lần. Chẳng hạn, thống kê của đại diện nhà máy DTR cho thấy, vòng đời chai nhựa ở thị trường Na Uy có thể lên đến 97%, tức cứ 100 chai nhựa thì sẽ thu hồi và tái chế 97 chai, sau đó quay trở lại với người tiêu dùng dưới hình thức là sản phẩm nào đó. Tại Việt Nam, con số vòng quay được lãnh đạo DTR kỳ vọng đạt ít nhất là 50 lần.

Nhà máy tái chế nhựa DUYTAN đi vào hoạt động giúp lĩnh vực tái chế nhựa của Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, không chỉ giảm thiểu nhập khẩu nguyên liệu nhựa mà còn giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường từ nhựa sử dụng một lần. Thống kê cho thấy tại Việt Nam, hoạt động thu gom rác thải nhựa chỉ mới đạt khoảng 27%, trong đó chỉ có 10% là tái chế được.

Trong mô hình tái chế này, để đảm bảo nguồn cung phế liệu, DTR xây dựng đồng thời hệ thống các điểm thu gom nhằm đảm bảo đồng nhất nguyên liệu đầu vào. Ước tính, DTR hiện có khoảng 100 trạm thu gom vệ tinh và sơ chế tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong tương lai, nhà máy có khoảng 2.000 nhà cung cấp chiến lược, để đảm bảo kế hoạch đặt ra là 100.000 tấn/năm, tức hoạt động 100% công suất thiết kế dự kiến ban đầu.

Rác thải nhựa được phân loại, làm sạch để tái chế

Hướng đến xây dựng kinh tế tuần hoàn

Tái chế đang là xu hướng ngày càng thấy rõ hơn trong quá trình xây dựng các mô hình sản xuất theo kinh tế tuần hoàn, là vấn đề mà các tập đoàn sản xuất lớn đều đang hướng đến. Trong công bố gần đây, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho biết, trong năm 2023 sẽ thu gom và tái chế hơn 13.000 tấn bao bì (bao gồm 6 loại bao bì chính là bìa giấy, vỏ hộp giấy, nhựa PET, nhựa HDPE, bao bì đơn vật liệu mềm bao bì đa vật liệu mềm, nhôm) với chi phí cạnh tranh hợp lý và khả năng gia tăng sản lượng.

Các hoạt động khác liên quan đến triển khai thực hiện các quy chuẩn mới về thu gom và tái chế cũng như hoạt động truyền thông cũng sẽ được đẩy mạnh theo.

Chia sẻ tại sự kiện ra mắt nhà máy tái chế DTR, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam, đánh giá nhà máy tái chế nhựa DUYTAN là trường hợp tiên phong và điển hình cho các đơn vị khác để cùng tham gia vào thị trường nhựa tái chế.

Ông cũng cho biết thêm, với thị trường này, hiện cũng có nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản về công nghệ, vốn, con người để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về bảo vệ môi trường.

Theo Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng thông qua vào giữa năm 2022, một trong những mục tiêu đáng kể là đến năm 2025 sẽ tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển. Mục tiêu năm 2030 là tỷ lệ thu gom, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 50%, rác hữu cơ ở đô thị là 100% và ở nông thôn là 70%.

Theo ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển Bền vững của DTR, hoạt động tái chế của DTR không chỉ cung cấp những sản phẩm đáp ứng chuẩn mực cao nhất, đặc biệt là bao bì thực phẩm mà còn là mảnh ghép bổ sung quan trọng trong mô hình kinh tế tuần hoàn.

Trên thực tế, bản thân nhà máy DTR hiện được vận hành theo tiêu chí “3 không” trong quá trình sản xuất. Đó là “Không rác thải – Không khí thải – Không nước thải”, nhờ tái sử dụng các nguồn năng lượng, phế thải phát ra trong quá trình sản xuất.

80% lượng nước thải sau khi được xử lý sẽ quay lại quy trình sản xuất và 20% còn lại được tái sử dụng cho cảnh quan xung quanh

Do đó, việc nhà máy DTR đi vào hoạt động giúp hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, giúp giảm thiểu tác động tới môi trường, hướng đến nền kinh tế xanh và thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì.

Bức tranh chung là các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào mô hình sản xuất tuần hoàn. Mô hình này không chỉ giúp giải quyết bài toán môi trường hay chi phí sản xuất mà còn giúp cho sản phẩm Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ đạt chuẩn “tái sinh”.

Tuy nhiên, lộ trình xây dựng kinh tế tuần hoàn sẽ còn rất dài và cần nhiều bên cùng tham gia. Việc giảm rác thải nhựa nói chung cần sự triển khai đồng bộ và nhất quán từ cả phía chính phủ, các công ty sử dụng bao bì và cả người tiêu dùng.

*Theo Báo Kinh Tế Sài Gòn – The Saigon Times

Share

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để nhận tin tức và cập nhật về phát triển b