Công cuộc xanh hóa nền kinh tế và hướng tới Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam ghi nhận nhiều dấu ấn tiên phong của các doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có DUYTAN Recycling.

Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ Bộ TN&MT và Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Việt Nam đứng thứ 4/20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt và chỉ có 10% còn lại được tái chế.

Rác thải nhựa là vấn đề gây nhức nhối tại Việt Nam nhưng cũng là cơ hội cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tái chế vật liệu, trong đó có DUYTAN Recycling.

Sau cam kết đưa phát thải ròng tại Việt Nam về mức 0 vào năm 2050 của thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, góp phần vào những mục tiêu lớn của đất nước, DUYTAN Recycling là một trong những doanh nghiệp có những hoạt động tiên phong trong việc chuyển đổi xanh, với mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa.

Theo đó, nhằm tăng cường quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và đại dương, DUYTAN Recycling đã đầu tư và xây dựng một nhà máy cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle-to-Bottle”. Mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Với tổng diện tích 65.000m2, nhà máy của DUYTAN Recycling vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe; đơn cử là tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận EFSA của Cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu và 15 chứng chỉ khác.

Sản phẩm chính của nhà máy là hạt nhựa tái sinh rPET cho bao bì thực phẩm và rHDPE cho bao bì hóa mỹ phẩm được sản xuất với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn đối với bao bì. Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất xử lý sẽ đạt 100.000 tấn nhựa/năm tương đương 7 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm.

Với công nghệ tái chế chất lượng cao, 10 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn/56%.

Nhiều vỏ chai nhựa và sản phẩm khác từ nhựa, như bàn ghế, tủ quần áo… sẽ được thu gom và tái chế, qua đó giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh để sản xuất sản phẩm mới. Đồng thời, giảm được lượng dầu mỏ sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhờ những bước đi mạnh dạn trong chuyển đổi xanh, ngày 30/10/2023, DUYTAN Recycling vinh dự đạt Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp. Đây được coi là một trong những bước tiến quan trọng đối với Công ty nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh và là bước khởi đầu cho kế hoạch phát triển trong tương lai.

Để đạt được chứng nhận này, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

Gần đây nhất, DUYTAN Recycling đã là doanh nghiệp đầu tiên được cấp chứng chỉ tín dụng xanh của HSBC.

Nói về hành trình chuyển đổi xanh của mình, ông Lê Anh – Giám đốc phát triển bền vững DUYTAN Recycling cho biết, doanh nghiệp tái chế nhựa nói chung và DUYTAN Recycling có nhiều thuận lợi đến từ sự đồng hành của Chính phủ. Đáng chú ý, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đưa ra khái niệm EPR trong đó quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu trong việc tái chế và xử lý các sản phẩm, bao bì thải bỏ.

Ngoài ra, công ty cũng nhận được sự quan tâm, đồng hành trong các hoạt động, diễn đàn uy tín về kinh tế xanh, đóng góp sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững từ các doanh nghiệp hàng đầu như: Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như từ các Hiệp Hội: Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA); Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam (VWRA).

Nhưng đi kèm với thuận lợi bao giờ cũng là thách thức. Ông Lê Anh cho biết, một thách thức không nhỏ với DUYTAN Recycling là việc phân loại. Rác thải hầu hết chưa được phân loại tốt tại nguồn. Các hoạt động thu gom, tái chế còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu làm thủ công ở các làng nghề, chưa tuân thủ công tác môi trường.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, Việt Nam chưa có công nghệ tái chế phù hợp, các công nghệ tái chế hiệu quả phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí khá cao. Bao bì chưa có tiêu chuẩn hóa và chưa thân thiện với công nghệ tái chế, chưa khuyến cáo phân rõ vật liệu dùng cho nắp chai, nhãn, keo để việc tái chế được thuận tiện và giảm chi phí, cũng như giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất.

Một thách thức khác là từ phía người tiêu dùng, khi họ chưa được truyền thông đúng về sản phẩm tái chế. Người tiêu dùng chưa ưu tiên sử dụng sản phẩm có bao bì từ nhựa tái chế.

Kinh tế tuần hoàn là khái niệm mới nhiều người không biết đến. DUYTAN Recycling bắt đầu tìm hiểu về công nghệ từ năm 2016, bắt đầu xây dựng từ năm 2019 và vận hành từ năm 2021. Nhựa tái sinh trên thế giới đắt hơn khá nhiều, thậm chí đắt hơn tới 40-50%. Do đó khá dễ hiểu khi ít doanh nghiệp sử dụng.

“May mắn là chúng tôi cũng đã có thị trường, có cả nước ngoài. Thành thực chia sẻ về mặt kinh doanh, chúng tôi chưa có lãi. Đó là bài toán khó, kinh tế tuần hoàn thực sự thách thức vì chi phí đầu tư tái chế công nghệ cao rất lớn, người tiêu dùng chưa đón nhận, khách hàng chưa sẵn sàng”, ông Lê Anh chia sẻ tại Hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình”.

Với vai trò là một doanh nghiệp tái chế nhựa có các hoạt động tích cực trong quá trình xây dựng, triển khai và áp dụng các mô hình về kinh tế tuần hoàn, tại Hội thảo trên, đại diện DUYTAN Recycling đã kiến nghị một số giải pháp để thành công trong việc xử lý rác thải nhựa mà ở đó, cần sự chung sức của toàn xã hội.

Cụ thể là khâu truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích người tiêu dùng đón nhận sản phẩm bao bì nhựa tái chế; cơ quan quản lý cần ban hành tiêu chuẩn thiết kế bao bì và tem nhãn thuận lợi cho việc tái chế; ban hành tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho bao bì sử dụng nhựa tái chế; mã số HS Code cần tách biệt dành cho nhựa tái chế và nhựa nguyên sinh để phòng vệ thương mại.

áng chú ý, do thu mua từ ve chai nhỏ lẻ nên doanh nghiệp chưa có chứng từ, hóa đơn đầu vào để ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ. Để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về thuế, DUYTAN Recycling đề xuất cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi thu mua phế liệu từ các cá nhân và hộ cá nhân kinh doanh. Cụ thể theo cơ chế ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay các vựa phế liệu. Đối với khoản thu nhập từ bán phế liệu nhựa mà Công ty chi trả cho các vựa phế liệu là các cá nhân/hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với mức thuế suất áp dụng theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC là 1% thuế GTGT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân tính trên giá thanh toán cho vựa phế liệu.

Ông Lê Anh cũng kỳ vọng khi Nghị định 08 đi vào thực tế. “Tôi tin ngành tái chế công nghệ cao sẽ có sự thay đổi năng động hơn, doanh nghiệp dấn thân hơn, có thêm nhiều ngành tham gia, chẳng hạn như doanh nghiệp giấy.”

Cuối cùng, khi thông tin các chủ đề ESG rất nhiều, thì “đừng coi ESG là chi phí mà là sự đầu tư”.

“Đầu tư vào máy móc mới đắt tiền hơn, nhưng tiết kiệm năng lượng hơn, có tác động tích cực thời gian dài. Chúng tôi có đến một số doanh nghiệp làm sản xuất, việc chuyển đổi giúp họ tinh gọn, giảm thải, giảm năng lượng đáng kể. Hơn nữa, hiện nay cũng có nhiều đơn vị tư vấn về ESG, nếu thực sự muốn đầu tư cho tương lai, chúng ta có thể tìm đến họ”, Giám đốc phát triển bền vững DUYTAN Recycling chia sẻ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang đã tích cực thực hiện các dự án như “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại huyện Cần Giờ” do DUYTAN Recycling kết hợp cùng Quỹ Coca-Cola Toàn cầu và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) triển khai; ngày hội thí điểm “Tách nhựa để Tái chế” phối hợp cùng Unilever diễn ra hồi tháng 6 tại TPHCM; đồng thời hợp tác, kết nối với nhiều doanh nghiệp để có nguyên liệu đầu vào cho nhà máy.

Share

Hội thảo với 2 phiên “Tầm nhìn Xanh Việt Nam” và “Những câu chuyện điển hình” là nơi để các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện các Hiệp hội; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp mạnh ở các lĩnh vực khác nhau chia sẻ những quan điểm, để hướng tới một tầm nhìn xanh.

Phiên thảo luận có sự tham dự chia sẻ của Tập đoàn Hoà Phát, Xanh SM, Ngân hàng SHB & ACB

Trong lĩnh vực giao thông, Tập đoàn Vingroup đã chính thức đưa vào vận hành hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam – GSM. Chỉ trong một thời gian ngắn, kết quả mà GSM thu được về giảm lượng carbon ra môi trường là minh chứng cho việc phát triển bền vững thông qua hệ thống giao thông xanh.

Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu rác thải, Tập đoàn Hoà Phát đã đưa ra các giải pháp sản xuất “thép xanh”, nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon trong tương lai với 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng tại sự kiện.

Một điển hình tiêu biểu khác là DUYTAN Recycling, tiên phong ứng dụng công nghệ tái chế để góp phần vào bài toán đưa phát thải ròng bằng “0”. Theo đó, DUYTAN Recycling đã đầu tư và xây dựng nhà máy nhựa tái chế nhằm cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle to Bottle”, mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

 

Trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển hướng sang chiến lược phát triển bền vững, tối ưu chỉ số “xanh” trong các sản phẩm, dịch vụ. Đơn cử như Gamuda Land đã có chiến lược đặc biệt là biến những bãi rác, rốn nước thải thành những khu đô thị xanh bậc nhất.

Ông Lê Anh giới thiệu về nhà máy Nhựa Tái Chế DUYTAN

Một số doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực tài chính hay tiêu dùng như Manulife, Masan Group… cũng mạnh mẽ tham gia góp phần thực hiện cam kết bằng giải pháp về quy trình sản xuất giảm thải cùng hàng loạt biện pháp bảo vệ môi trường.

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện giảm phát thải carbon và Xanh hóa cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại và thách thức; một số ngành nghề triển khai quá chậm và bắt đầu đã có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động.

 

Nhằm lắng nghe những câu chuyện, những “case study” của các doanh nghiệp điển hình đang hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, mời quý Anh, Chị xem thông tin phiên thảo luận hội thảo: “Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình” tại đường link: Những phát biểu ấn tượng tại hội thảo “Tầm nhìn xanh Việt Nam và Những câu chuyện điển hình” (cafef.vn)

———-

???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Sáng 16/11, Diễn đàn Mekong Connect 2023 chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TPHCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững” chính thức bước vào phiên toàn thể tại TPHCM. Chương trình do UBND TPHCM, Bộ NN-PT-TN và Bộ KHCN chủ trì.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ, năm 2023, sau những biến động lớn trên phạm vi toàn thế giới, những xu hướng mới đã hình thành và phát triển nhanh chóng; trong đó, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược. Tình hình mới cũng đặt ra nhu cầu tự lực, tự cường, chống chịu của từng quốc gia. Nhu cầu này đòi hỏi các vùng, các địa phương trong cả nước phải liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Lê Minh Hoan

Trong khuôn khổ Diễn đàn, BTC đã tổ chức trao danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn Hội nhập cho 18 doanh nghiệp trên cả nước. Đây là giải thưởng danh giá và uy tín tôn vinh vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu trong hệ sinh thái kinh tế xanh. Thương hiệu được chọn vinh danh phải trải qua rất nhiều vòng đánh giá khắt khe từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu về các vấn đề chất lượng sản phẩm, kết quả kinh doanh, năng lực đổi mới và đặc biệt là yếu tố phát triển bền vững cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

Giải thưởng danh giá được trao tặng bởi ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ Trưởng Bộ Khoa Học & Công Nghệ và Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ Tịch Hiệp Hội Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Giải thưởng là bảo chứng cho chất lượng sản phẩm của DTR không chỉ đạt các quy chuẩn thị trường nội địa mà còn đáp ứng đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng Quốc tế, phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ khuyến khích toàn thể CBNV trong Công ty nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu cùng nhau đưa công ty ngày một phát triển bền vững. Từ đó, tạo nên nhiều giá trị mới trong việc khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và mang thương hiệu DTR đến gần hơn với người tiêu dùng.

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Vừa qua, ngày 30/10/2023, DUYTAN Recycling vinh dự đạt Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao” do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép số 39/ĐK-VPĐK có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp.

Chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao là chứng nhận danh giá của Bộ Khoa học & Công nghệ. Cụ thể, ngày 16/03/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao. Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí tại Điều 75 Luật Đầu tư 2014 và các tiêu chí: Thứ nhất, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp. Thứ hai, tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hằng năm. Thứ ba, tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp trên tổng số lao động.

Để đạt được chứng nhận này, toàn bộ hệ thống công nghệ của DUYTAN Recycling đều phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế. Với công nghệ tái chế chất lượng cao, 10 tháng đầu năm 2023 nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn/56%.

Dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy DUYTAN Recycling

Đây là niềm tự hào và là một trong những bước tiến quan trọng đối với Công ty nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh và là bước khởi đầu cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Thông qua công tác tổ chức thu gom, tái chế và sản xuất ra hạt nhựa tái sinh chất lượng cao cho thị trường, DUYTAN Recycling hướng đến mục tiêu dần hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa và chung tay vì một môi trường xanh – sạch – đẹp.

——
???? Youtube: DUYTAN Recycling
☎ Hotline: (+84-27) 2377 992
Share

Cuộc thi Miss Earth 2023 sẽ chính thức diễn ra vào tháng 12/2023 này tại Việt Nam với sự tham gia của 114 thí sinh đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức Miss Earth – một trong những cuộc thi nằm trong tứ đại Hoa hậu của thế giới.

Tổ chức Miss Earth 2023 đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá du lịch TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng hành cùng Miss Earth Quốc tế, DTR sẽ cùng lan tỏa những thông điệp về môi trường và những giá trị bền vững mà hàng ngày đội ngũ CBNV đang miệt mài cống hiến đến với bạn bè Quốc tế

Đại diện DTR nhận cây tri ân Đối tác đồng hành dự án môi trường của Miss Earth International 2023

Theo kế hoạch, cuộc thi diễn ra từ ngày 1 đến 22-12 với nhiều phần thi phụ như thi trang phục quốc gia làm bằng chất liệu tái chế, thân thiện với môi trường; thi tài năng…Đặc biệt, Miss Earth 2023 sẽ tổ chức cuộc thi Fashion Nature dành cho các nhà thiết kế trẻ, cổ vũ việc dùng chất liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ mẹ thiên nhiên. Đây cũng là cơ hội giới thiệu ngành thời trang Việt Nam đến bạn bè Quốc tế và đồng thời quảng bá sản phẩm vải polyester của DTR đến các khách hàng tiềm năng

Trong hành trình đến với vương miện cao nhất của Miss Earth Việt Nam, Hoa hậu Đỗ Thị Lan Anh đã từng có cơ hội đến nhà máy DTR  và cô cũng bày tỏ sự bất ngờ trước quy mô sản xuất và thán phục câu chuyện tiên phong trong lĩnh vực tái chế nhựa của DUYTAN Recycling. Đại diện Việt Nam, Hoa Hậu Lan Anh cam kết sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ những giá trị và tiêu chí của Tổ chức Miss Earth từ thuở khai sinh cho đến hiện tại: 3R: Reduce – Reuse – Recycle (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Share

DUYTAN Recycling (DTR) và Công ty TNHH La Vie (La Vie), thành viên của Tập đoàn Nestlé vừa tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa, với mục tiêu thúc đẩy thu gom, tái chế rác thải nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngoài môi trường, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong quản lý rác thải nhựa của La Vie và DTR và đóng góp vào mục tiêu quốc gia về rác thải nhựa tại Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế.

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn) và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn (1,55 triệu tấn ở đô thị, 0,85 triệu tấn ở nông thôn).

Tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa (tương đương 31%) được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác (tương đương 27%) được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn (tương đương 15%).

Ông RABIE ISSA – Tổng Giám Đốc La Vie chia sẻ kế hoạch hợp tác chiến lược 5 năm với mục tiêu thúc đẩy thu gom, tái chế rác thải nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngoài môi trường

Cùng là thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Công ty TNHH La Vie & DTR nhận thức được sự quan trọng của thu gom, tái chế rác thải nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngoài môi trường, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Theo như kế hoạch chiến lược 5 năm từ đây đến hết năm 2027, La Vie và DTR sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa.

Đây là một bước tiến không chỉ góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu nhựa mới (nhựa nguyên sinh) mà còn đem lại cơ hội tái sinh cho mỗi vỏ chai được thu gom, góp phần tạo động lực cho các dự án thu gom & tái chế tại Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường. Theo đó, từng bước giúp người tiêu dùng có một cách nhìn mới về các giải pháp đối với vấn đề rác thải hiện nay.

Bà Chu Thị Kim Thanh – Giám Đốc Điều Hành Liên Minh Tái Chế Bao Bì Việt Nam (PRO Vietnam) chia sẻ ý nghĩa về việc hợp tác giữa 2 thành viên nòng cốt của Liên minh

Công ty TNHH La Vie cũng là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai đầu tiên tại Việt Nam hợp tác với DUYTAN Recycling để phát triển, đánh giá, phê duyệt và sử dụng hạt nhựa tái chế dùng cho thực phẩm (Food Grade Recyclable Plastic) trong sản xuất bao bì.

Hợp tác này cũng thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu của Công ty TNHH La Vie & DTR về việc cùng thúc đẩy mô hình phân loại, thu gom & tái chế rác thải thông qua các dự án triển khai, không những chỉ trong sản xuất mà còn qua các hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích mọi người về việc bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ và sự lan tỏa trên toàn quốc.

Ông Trần Việt Anh – Chủ Tịch Hiệp Hội Tái Chế Chất Thải Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Rác thải nhựa là loại rác khó phân hủy, chúng đang là sức ép không hề nhỏ đối với việc xử lý của các quốc gia trên thế giới. Thấu hiểu được vấn đề về môi trường, năm 2019 nhà máy nhựa tái chế DUYTAN được khởi công xây dựng từ tháng 6-2019 trên diện tích 65.000 m² tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, tỉnh Long An.

Nhà máy có tổng công suất 100.000 tấn/năm. Với dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu mới từ châu Âu. Ngoài các tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý, sản phẩm của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng nhận từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) là minh chứng cho chất lượng sản phẩm hạt nhựa tái sinh an toàn cho sức khỏe, phù hợp để sản xuất bao bì cho thực phẩm, bao gồm cả nước uống.

Là một trong những thương hiệu nước khoáng thiên nhiên hàng đầu tại thị trường Việt Nam, đồng hành cùng người Việt trong hơn ba thập niên qua, La Vie luôn nỗ lực mang đến những giá trị tốt đẹp cho đời sống người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm nước khoáng thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, La Vie đồng thời là doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường và đi đầu với những sáng kiến bền vững.

Hợp tác chiến lược này là một phần trong kế hoạch thực hiện mục tiêu có thể tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025 của Công ty La Vie & Tập đoàn Nestlé. Mục tiêu này xuất phát từ tầm nhìn: không có bao bì nào của Tập đoàn trở thành rác thải sau khi sử dụng.

Share

Công ty Nhựa Tái Chế DUYTAN vinh dự là một trong 90 doanh nghiệp đạt giải thưởng danh giá vì đã và đang có nhiều nỗ lực thực hiện chuyển đổi xanh, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các tiêu chí xanh trong sản xuất, tuân thủ các quy định về môi trường và góp phần cùng thành phố Hồ Chí Minh xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành.

 

Năm nay, giải thưởng được phát động triển khai với 3 mục đích cốt lõi: tôn vinh, khen thưởng, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ các quy định về xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Ban tổ chức đã tiếp nhận hơn 120 hồ sơ doanh nghiệp đăng ký tham gia giải thưởng và hội đồng chấm giải đã phân tích vô cùng nghiêm ngặt các tiêu chí để chọn lọc được 90/120 doanh nghiệp đề cử cho danh hiệu lần này.

Đạt được giải thưởng “Doanh nghiệp xanh thành phố Hồ Chí Minh 2023″ là niềm tự hào của các doanh nghiệp nói chung trong đó có Công ty Cổ phần Nhựa Tái Chế DUYTAN. Đây chính là thành quả xứng đáng với những nổ lực của toàn thể CBNV trong Công ty cũng như nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ để quý anh,chị nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu cùng nhau đưa công ty ngày một phát triển bền vững. Từ đó, tạo nên nhiều giá trị mới trong việc khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Share

Ngày 23/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã tổ chức thành công lần thứ 10 liên tiếp Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam thường niên (VCSF). VCSF năm 2023 có chủ đề “Cuộc đua xanh toàn cầu: Từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững”.

Với sự tham gia đông đảo của 300 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 30 diễn giả đến từ các doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh doanh bền vững tại Việt Nam, chuỗi tọa đàm đã lan tỏa các thông lệ tốt, đưa ra các giải pháp, kiến nghị chính sách để hỗ trợ cộng đồng Doanh nghiệp tăng cường chuỗi cung ứng bền vững.

Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại phiên toàn thể của Diễn đàn

Đại diện Công ty Nhựa Tái Chế DUYTAN – Ông Lê Anh đã chia sẻ: “Việc thu gom, tái chế các sản phẩm từ nhựa như chai nước uống, chai hóa mỹ phẩm và chai nhựa gia dụng đã giúp giảm lượng nhựa đưa vào sản xuất các ngành tiêu dùng cũng như giảm lượng nhựa thải ra môi trường. Qua kinh nghiệm cho thấy để doanh nghiệp hoạt động được trong ngành tài chế cần phải có nguồn lực, đam mê và chuyên môn”. Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh việc kiến nghị 04 mục tiêu chính nhằm thúc đẩy ngành tái chế trong nước:
1. Quy chế/ hướng dẫn chứng từ mua phế liệu đầu vào cho Doanh nghiệp tái chế
2. Quy chuẩn thiết kế bao bì, tem nhãn thân thiện tái chế
3. Quy chuẩn an toàn thực phẩm cho bao bì sử dụng nhựa tái chế
4. Truyền thông nâng cao nhận thức phân loại rác thải tại nguồn và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng bao bì thân thiện môi trường

Ghi nhận sự đóng góp và nỗ lực bền bỉ để thúc đẩy đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong phát triển bền vững, nhân dịp kỷ niệm 10 năm sáng kiến Diễn đàn VCSF, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã tuyên dương những Doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của việc Phát Triển Bền Vững cho nước nhà. Các kiến nghị tại Diễn đàn cũng sẽ được VBCSD-VCCI tập hợp và báo cáo lên Chính phủ, làm đầu vào cho việc hoạch định các chính sách mới tạo thuận lợi cho Phát triển Bền vững của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Share

Báo cáo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” do IFC công bố cho biết mỗi năm có khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được tiêu thụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được tái chế, phần còn lại bị thải bỏ, dẫn đến lãng phí từ 2,2–2,9 tỉ đô la Mỹ mỗi năm

Đọc đầy đủ bài viết tại đây Forbes 

Share

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để nhận tin tức và cập nhật về phát triển b