Đây là hội chợ thương mại hoàn toàn dành riêng cho lĩnh vực tái chế nhựa. Hằng năm sự kiện thu hút rất nhiều các doanh nghiệp tái chế, nhà cung cấp máy móc và thiết bị, nhà cung cấp và hợp chất nguyên liệu, chuyên gia quản lý chất thải và các hiệp hội ngành nhựa trên toàn Thế giới.
Trong hoạt động xuất khẩu, ngoài thị trường Hoa Kỳ thì Châu Âu cũng là thị trường quan trọng để Nhựa Tái Chế DUYTAN giới thiệu các sản phẩm hạt nhựa rPET, rHDPE, rPP đạt chất lượng cao và đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường tại Châu Âu.
Với vai trò là nhà sản xuất nhựa tái chế uy tín tại Việt Nam, DTR vinh dự tham gia sự kiện nhằm đón nhận nhiều cơ hội giới thiệu đến bạn bè quốc tế sản phẩm nhựa tái chế đạt tiêu chuẩn cao được sản xuất từ công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, công ty cũng mong muốn kết nối với những tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó, cùng nhau xây dựng các chương trình xã hội với mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển tính tuần hoàn rác thải nhựa và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Nhân dịp chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 sắp tới, đồng thời khảo sát cũng như đánh giá về giá trị thương hiệu của các Doanh nghiệp. Sáng ngày 16/04/2023 tại Nhà hát Quân Đội – TP HCM đã diễn ra chương trình Công bố danh sách “Thương hiệu Mạnh Quốc gia năm 2023″ do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên HTV1.
♻️ Đạt được giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Quốc gia 2023″ là niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt nói chung trong đó có DUYTAN Plastic Recycling. Đây cũng là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ để Công ty nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu ngày một phát triển bền vững. Từ đó, tạo nên nhiều giá trị mới trong việc khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và mang thương hiệu Nhựa Tái Chế DUYTAN đến gần hơn với người tiêu dùng.
Ngày 20/04/2023 vừa qua, nhà máy tái chế nhựa với công nghệ hiện đại “bottle to bottle” đến từ châu Âu, của Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân chính thức được khánh thành tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Nhà máy được Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) khởi công xây dựng từ tháng 6/2019, với tổng diện tích 65 nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, tỉnh Long An. Đi vào hoạt động giai đoạn 1, nhà máy có công suất 30 nghìn tấn mỗi năm.
Ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành DTR, cho biết, mục tiêu của dự án là tái chế được 100 nghìn tấn nhựa mỗi năm. Thực tế, tính đến hết năm 2022, nhà máy đã thu gom và tái chế được hơn 2 tỷ chai nhựa, tương đương với 14 nghìn tấn nhựa.
Khác với nhiều đơn vị tái chế truyền thống, DTR lựa chọn sử dụng nguồn phế liệu đầu vào 100% từ trong nước. Để làm được điều này, công ty đã thiết lập hệ thống khoảng 100 trạm thu gom phế liệu trong khu vực miền Nam, liên kết chặt chẽ với một số công ty, đại lý thu gom ve chai, phế liệu. Thấu hiểu được nỗi vất vả của công tác thu gom phế liệu, nhiều chương trình, dự án cũng được DTR phối hợp với các đối tác triển khai, từ đó tăng cường năng lực thu gom, phân loại, hỗ trợ sinh kế cho người lao động phi chính thức
DTR là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ tái chế bottle to bottle (chai ra chai), tức là mỗi chai nhựa đã qua sử dụng, qua quá trình tái chế thành các hạt nhựa đủ tiêu chuẩn chất lượng để cho ra chai nhựa mới, từ đó khép kín vòng lặp tuần hoàn, góp phần giảm sản xuất, tiêu thụ nhựa nguyên sinh.
Sản phẩm nhựa tái chế của DTR đạt các tiêu chuẩn ISO cho hệ thống quản lý chất lượng, được chứng nhận bởi Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chứng nhận quốc tế từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), không chỉ cung ứng cho các doanh nghiệp nội mà còn xuất khẩu được sang 12 quốc gia trên thế giới, bao gồm những thị trường khó tính như Hoa Kỳ và châu Âu.
Một điều đặc biệt là nhà máy nhựa tái chế của DTR là nhà máy xanh, vận hành theo tiêu chí “3 không”: không rác thải, không khí thải, không nước thải. Từ đó, DTR rũ bỏ hoàn toàn định kiến về ngành công nghiệp tái chế vốn được xem là kém chất lượng và gây ra ô nhiễm thứ cấp.
Hoàn thành xây dựng nhà máy là bước tiến quan trọng của DTR, thông qua tổ chức thu gom, tái chế, sản xuất ra hạt nhựa tái sinh chất lượng cao cung ứng cho thị trường, thúc đẩy tăng cường sử dụng vật liệu tái sinh trong sản phẩm, bao bì, từ đó hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Song song với sự phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, những mặt trái của tăng trưởng kinh tế cũng tồn tại: mất cân bằng tự nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm ở các đô thị lớn, rác thải không xử lý ảnh hưởng đến môi trường. Sự phát triển của nhân loại nói chung và sự phồn vinh của một quốc gia không thể chỉ được đo lường qua thành tựu kinh tế mà còn phải là tính bền vững của xã hội, cân bằng môi trường và hệ sinh thái.
Phát triển bền vững là chủ đề rất rộng, liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, kinh tế, con người và môi trường. Sau cam kết “net-zero” vào năm 2050 của chính phủ Việt Nam tại COP-26 và các hiệp định thương mại thế hệ mới, chủ đề phát triển bền vững càng được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.
Nhằm thúc đẩy mô hình phát triển kinh doanh bền vững, Forbes Việt Nam tổ chức Hội nghị Phát triển Bền vững, với chủ đề Con đường màu xanh. Hội nghị quy tụ các chuyên gia, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang dẫn dắt thị trường thảo luận về các chủ đề thời sự nhất hiện nay như giảm phát thải carbon, xử lý chất thải, chống biến đổi
♻️ Tại phiên thảo luận Xử lý rác thải nhựa, bên cạnh các diễn giả lớn như: ông Leonardo Garcia – CEO Coca Cola Vietnam & Cambodia; bà Trần Phương Nga – tổng giám đốc điều hành Thiên Long, ông Romain Vidal – giám đốc Kinh doanh số, Decathlon Vietnam; với sự điều phối của bà Đỗ Thị Thanh Huyền, nhà sáng lập Gaia Nature Conservation. Đại diện DUYTAN Plastic Recycling, ông Lê Anh – Giám Đốc Phát Triển Bền Vững đã có những chia sẻ trong về việc làm thế nào Công ty chia sẻ các biện pháp thực hành nhằm nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy tiêu dùng bao bì tái chế.
Sáng ngày 2/4, tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023 với chủ đề “Chuyển đổi Xanh” đã chính thức được khai mạc.
Hội nghị hân hạnh có sự tham gia của các vị lãnh đạo:
Ông Phạm Đại Dương – Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên;
Ông Lê Công Thành – Bí thư Đảng ủy – Thứ trưởng Bộ TN&MT ;
Ông Trần Trọng Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ;
Ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
Đại diện các DN lớn: PetroVN, Vingroup, Thaco, Vinamilk, URC, Lavie, HABECO,…
Và các đài truyền hình, thông tấn, báo chí
Trong khối tham luận của Doanh nghiệp, đại diện DTR, ông Lê Anh – Giám Đốc Phát Triển Bền Vững đã có phần giới thiệu đến về những hoạt động mà DTR đã và đang hướng đến trong công tác thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2025. Qua đó, Nhựa Tái Chế DUYTAN khẳng định rằng công tác chuyển đổi xanh đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển dài hạn và được xem là một yếu tố quan trọng bên cạnh những yếu tố truyền thống khác như chi phí và chất lượng sản phẩm. Với sứ mệnh “Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam”, các hoạt động kinh doanh của DTR đều được xem là những hoạt động động vì môi trường.
Bên cạnh đó, đại diện công ty, ông Lê Anh còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách trong lĩnh vực tái chế: Hỗ trợ các hộ thu gom thông qua thuế đầu vào và chính sách an sinh xã hội; Quy chuẩn hóa bao bì; tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; hỗ trợ chính sách cho ngành công nghiệp tái chế; thúc đẩy tiêu dùng sử dụng bao bì tái chế.
Khát vọng và tầm nhìn của PRO Việt Nam là tất cả bao bì sản phẩm của các thành viên sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam, sẽ được tái chế và phục hồi hoàn toàn tại Việt Nam vào năm 2030.
Tại cuộc họp thường niên của Liên minh Tái chế Bao bì PRO Việt Nam và các thành viên liên minh đã cùng đưa ra cam kết thu gom và tái chế hơn 13,000 tấn bao bì trong năm 2023. Đồng thời, PRO Việt Nam cũng thông báo tại cuộc họp về việc xây dựng nền tảng cơ bản cho các mô hình thu gom và tái chế bao bì có khả năng nhân rộng, phù hợp với việc thực thi Trách Nhiệm Mở Rộng Của Nhà Sản Xuất ( EPR – Extended Producer Responsibility) vào năm 2024.
Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Packaging Recycling Organization Vietnam – PRO Vietnam) là một tổ chức bao gồm các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước có uy tín, nhiều kinh nghiệm, và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao với môi trường và người tiêu dùng Việt Nam trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, bao bì, bán lẻ và nhập khẩu được thành lập vào ngày 21/06/2019.
Là đơn vị tiên phong trong việc thực thi trách nhiệm xã hội và môi trường, quản trị (ESG), trong thời gian qua PRO Việt Nam đã cùng các thành viên trong liên minh (như Ajinomoto Vietnam, An Nam Fine Food, Coca-Cola, DUYTAN Plastic Recycling, Frieslandcampina Vietnam, La Vie, Modelez Kinh Do Vietnam, Nestlé Vietnam, Ngoc Nghia, Pepsico Foods Vietnam, RKW Vietnam, Saigon Co.op, SIG Vietnam, Suntory Pepsico Vietnam Beverage, Tetrapak Vietnam, TH Group, Thanh Thanh Cong – Bien Hoa, URC Vietnam) và các đối tác từ chính phủ đến các tổ chức quốc tế (bộ Tài Nguyên Môi Trường, VCCI, WWF, IUCN, ENDA…) đã thí điểm xây dựng các mô hình theo hướng tuần hoàn phù hợp với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng tại Việt Nam. PRO Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng nền tảng cơ bản cho các mô hình thu gom và tái chế bao bì có khả năng nhân rộng , phù hợp với việc thực thi Trách Nhiệm Mở Rộng Của Nhà Sản Xuất (EPR – Extended Producer Responsibility) theo Luật Bảo Vệ Môi Trường (EPL – Environment protection Law) – vốn sẽ chính thức có hiệu lực áp dụng cho các loại bao bì của các thành viên đang sản xuất kinh doanh trong Liên minh vào ngày 01.01.2024 .
Trong thời gian qua, PRO Việt Nam thực hiện nhiều nghiên cứu thương mại hoá các sản phẩm/ nguyên liệu tái chế và đặc biệt là mong muốn tham gia của nhiều doanh nghiệp. Đợt hội nghị này, PRO Việt Nam đã chính thức kết nạp thêm 3 thành viên mới tham gia liên minh, bao gồm: Perfetti Van Melle, Vinaauslabels, Commercial Plastics Holding (CPH) đưa tổng số thành viên tham gia tổ chức liên minh tái chế bao bì PRO Việt Nam lên 21 thành viên và hai đối tác chiến lược về truyền thông báo chí là báo Tuổi Trẻ Tp HCM , Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn, đối tác về Thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đa lớp Thuận An.
Tại cuộc họp thường niên này, PRO Việt Nam cũng thống nhất với các mục tiêu cụ thể trong năm 2023 của mình, bao gồm việc tự nguyện đăng ký trở thành tổ chức trung gian được ủy quyền theo quy định tại nghị định 08/2022/NĐ-CP và sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận trong thời gian tới. Trước mắt, trong năm 2023, PRO Việt Nam sẽ thu gom và tái chế hơn 13 ngàn tấn bao bì (6 loại bao bì chính: Bìa giấy, vỏ hộp giấy, nhựa PET, nhựa HDPE, bao bì đơn vật liệu mềm bao bì đa vật liệu mềm, nhôm ) với chi phí cạnh tranh hợp lý và khả năng gia tăng sản lượng; tiếp tục truyền thông thay đổi nhận thức về tiêu dùng; thu gom và tái chế rác thải nhựa; hỗ trợ người lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom. Ngoài ra, PRO Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với chính phủ trong việc triển khai thực thi EPR, triển khai các điều kiện bắt buộc tuân thủ về trách nhiệm thu gom và tái chế bao bì từ các doanh nghiệp thành viên, một cách hiệu quả nhất.
DUYTAN Plastic Recycling là thành viên chính thức thuộc Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam)
Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam gồm những thành viên là các công ty FDI và Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất bao bì, bán lẻ và nhập khẩu (gồm 18 thành viên và 3 thành viên mới) với cùng chung mong muốn góp phần vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp bằng việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn. Đây là một trụ cột quan trọng trong nguyên tắc 3R (Reduce – giảm thiểu, Reuse – tái sử dụng, Recycle – Tái chế).
PRO Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 06 năm 2019.
Để hiện thực hóa khát vọng của mình, PRO Việt Nam hướng đến bốn mục tiêu chính:
Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác
Làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có
Thúc đẩy các chương trình tái chế của nhà máy xử lý và sản xuất bao bì
Hợp tác với Chính Phủ ủng hộ và phổ biến bộ nguyên tắc 3R (Reduce-Giảm thiểu, Reuse- Tái sử dụng và Recycle-Tái chế) trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là Recycle – Tái chế, đem đến vòng đời thứ hai cho những bao bì đã qua sử dụng.
Unilever Việt Nam và Nhựa Tái Chế Duy Tân (DTR) ký kết hợp tác 5 năm nhằm giải quyết “nút thắt” về thu gom và tái chế nhựa trong Kinh tế tuần hoàn. Hợp tác không chỉ giúp Unilever tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì để tạo vòng tuần hoàn cho nhựa mà còn truyền cảm hứng để mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam phát triển.
Theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và Thách thức đối với Tuần hoàn Nhựa do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 – 2,9 tỷ USD mỗi năm.
Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.
Vì vậy, chất lượng nhựa PCR luôn là thử thách với các tập đoàn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm như Unilever. Đây cũng là “nút thắt” trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn về nhựa tại Việt Nam.
Quan hệ hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Nhựa Tái Chế Duy Tân là một bước tiến trong việc thúc đẩy sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất bao bì của Unilever, từ đó gia tăng hoạt động tái chế và tạo vòng tuần hoàn cho rác thải nhựa tại Việt Nam.
Chương trình được hiện thực hóa bắt đầu từ bước thiết lập hệ thống phân loại tại nguồn và thu gom rác thải nhựa, tiếp đến tận dụng thế mạnh chuyên môn và công nghệ “Bottles to Bottles” của DUYTAN Recycling để tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa được thu gom thông qua việc tái chế, sản xuất hạt nhựa PCR, sau đó được thổi thành chai nhựa mới để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất bao bì của Unilever Việt Nam.
Với cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, trong giai đoạn 5 năm từ nay đến 2027, hợp tác sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.
Song song với mục tiêu xây dựng vòng tuần hoàn về nhựa để bảo vệ môi trường, hợp tác này còn góp phần thực hiện những mục tiêu xã hội thông qua cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh và sức khỏe; đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực, đồng thời cải thiện sinh kế và các yếu tố an toàn xã hội cho lực lượng thu gom rác thải tại hơn 100 trạm thu gom trong chuỗi giá trị của Nhựa Tái Chế Duy Tân.
Đồng thời, Unilever Việt Nam và Nhựa Tái Chế Duy Tân còn thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về phân loại rác tại hộ gia đình, tạo ra sự lan tỏa trên toàn quốc.
Đến nay, Unilever Việt Nam đã giảm 82% lượng nhựa sử dụng trong bao bì thông qua cắt giảm nhựa nguyên sinh và tận dụng nhựa PCR, đạt 73% bao bì có khả năng tái chế; thu gom, xử lý hơn 20.000 tấn rác thải nhựa. Chai sản phẩm từ nhiều nhãn hàng của Unilever Việt Nam như Dove, Lifebuoy, Sunsilk, Comfort, OMO…cũng đã và đang áp dụng nhựa PCR, đặc biệt Sunlight, Lux và Love Beauty & Planet đạt 100% PCR.
Nhà máy của Nhựa Tái Chế Duy Tân vận hành từ năm 2021 hiện đang hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khoẻ, với năng lực sản xuất lên đến 100.000 tấn/năm.
Hợp tác giữa hai doanh nghiệp sẽ tạo động lực to lớn giúp hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa của Unilever. Đây cũng là cơ hội để truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nhựa PCR trong sản xuất bao bì, đồng thời kì vọng có được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ Chính phủ để mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tái chế, từ đó đưa kinh tế tuần hoàn trở nên phổ biến rộng khắp trên toàn quốc.
“Nếu thế giới không hành động ngay từ bây giờ, thì đến năm 2050, lượng rác thải ngoài đại dương có thể còn nhiều hơn số lượng cá. Đây là viễn cảnh mà không một ai mong muốn xảy ra. Không một doanh nghiệp nào mong muốn kinh doanh trên ‘biển’ rác hay trong môi trường bị tổn thương và hư hại. Để ngăn chặn viễn cảnh này trên quy mô toàn quốc và toàn cầu, một mình Unilever là chưa đủ, mà cần đến sự hướng dẫn và đồng hành của Chính phủ, của các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương; sự phối hợp của các hiệp hội và các tổ chức phi Chính phủ trong việc kết nối cộng đồng và doanh nghiệp, cũng như sự chung tay từ các đối tác doanh nghiệp có cùng tầm nhìn”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ.
Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng, độ bền, giá cả, mà các yếu tố như an toàn sử dụng, thông tin về nguồn gốc – xuất xứ, sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng và đặc biệt là sản phẩm có ít tác động tiêu cực lên môi trường là các yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt đối với sản phẩm nhóm ngành nguyên liệu, bao bì, thực phẩm, đồ uống.
Tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tái chế tại Việt Nam, Nhựa Tái Chế Duy Tân vinh dự trở thành một trong những Doanh nghiệp thuộc danh sách các Doanh nghiệp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2023 do người tiêu dùng bình chọn. Với mục tiêu đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế, mỗi công đoạn trong các khâu sản xuất đều của Nhựa Tái Chế Duy Tân đều được thực hiện tự động hóa trên dây chuyền công nghệ tái chế Châu Âu hiện đại hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, nhằm thể hiện giá trị cốt lõi “Uy tín – Chất lượng – Sáng tạo” mà công ty đã đặt ra, Nhựa Tái Chế Duy Tân hiện là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thành công áp dụng công nghệ tái chế “Bottle to Bottle”- mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa với mục đích tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới. Từ đó, công ty không chỉ mong muốn mang đến sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng mà còn tập trung vào việc kiến tạo nên những giá trị đóng góp cho môi trường và các cam kết đối với xã hội.
Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2023 có chủ đề: “27 năm HVNCLC – Hành trình đến nền kinh tế Xanh”. Hãy cùng tham dự và ghé tham quan gian hàng sản phẩm của Nhựa Tái Chế Duy Tân vào ngày 14/3/2023, tại Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Hạt nhựa tái sinh HDPE có tên đầy đủ là Recycled High Density Polyethylene. Loại nhựa này được tái chế từ các loại rác thải nhựa thu gom có chất liệu là HDPE nguyên sinh như can nhựa, bao bì, đồ gia dụng các loại và ứng dụng trong các loại ống dẫn chuyên dụng,…
rHDPE thường có màu sắc phổ biến là màu trắng trong suốt hoặc màu trắng sữa. Bên cạnh đó, còn có các màu sắc khác phải kể đến như đỏ, đen, vàng, xanh lá và xanh dương,…
Đặc tính của nhựa tái sinh HDPE
Hạt nhựa tái sinh HDPE có những đặc tính nổi bật như sau:
Có khả năng chịu được trọng lượng lớn.
Có độ bền cực cao khi chịu được nhiệt độ, tia cực tím và sự phá huỷ của các dung dịch như: axit đậm đặc, kiềm,…
Có khả năng tạo ra nhiều hình dạng khác nhau nhờ tính mềm dẻo cao.
Có khả năng chống chịu va đập tốt.
Có khả năng chống ăn mòn, nấm mốc, các loại côn trùng và gặm nhấm phá hoại.
Ứng dụng của nhựa tái sinh HDPE
Với những ưu điểm vượt trội như trên, nhựa tái sinh HDPE là nguyên liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt đời sống thường ngày.
Nguyên liệu sản xuất các loại đồ dùng trong gia đình: Thớt, tấm lót sàn,..
Ứng dụng trong sản xuất các loại bao bì chai nhựa, hộp nhựa.
Là nguyên liệu trong ngành sản xuất bể chứa, chai chứa các loại hoá chất công nghiệp như: Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, dầu gội, dầu xả, nước giặt,…
Ứng dụng nguồn sản xuất ra các loại ống dẫn cho ngành bưu điện cáp quang, ống dẫn nước,…
Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE
Hạt nhựa tái sinh HDPE được DUYTAN Plastic Recycling tiến hành sản xuất thông qua nhiều công đoạn được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Nguồn rác thải nhựa HDPE sau khi trải qua quá trình chọn lọc, phân loại kỹ lưỡng sẽ được băm ra thành các mảnh nhựa, làm sạch, sấy khô và được đưa vào máy tạo hạt.
Trong suốt quá trình sản xuất, DTR đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó, nhà máy còn đảm bảo thực hiện sản xuất theo mô hình hiện đại, khép kín và áp dụng 3 tiêu chí đáp ứng sự phát triển bền vững: KHÔNG CHẤT THẢI – KHÔNG KHÍ THẢI – KHÔNG NƯỚC THẢI
Đầu năm nay, DTR vinh dự nhận lời mời tham gia hai hội chợ quốc tế bao gồm một sự kiện diễn ra tại Mỹ và một sự kiện sẽ diễn ra tại Hà Lan. Với vai trò là nhà sản xuất nhựa tái chế hàng đầu tại Việt Nam, DTR vinh dự tham gia các hội chợ quốc tế nhằm đón nhận nhiều cơ hội giới thiệu đến bạn bè quốc tế sản phẩm nhựa tái sinh đạt tiêu chuẩn cao được sản xuất từ công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, công ty cũng mong muốn kết nối với những tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó, cùng nhau xây dựng các chương trình với mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển tính tuần hoàn rác thải nhựa và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Natural Products Expo West là một triển lãm thương mại thường niên được tổ chức tại Anaheim Convention Center Anaheim, Mỹ vào ngày 9-11 tháng 3 năm 2023 với sự tham gia của các công ty quốc tế liên quan đến các lĩnh vực Sản phẩm tự nhiên và Thực phẩm hữu cơ. Nhận thấy sự phát triển của phân khúc thực phẩm tự nhiên và hữu cơ ở Hoa Kỳ, DTR đã nắm lấy cơ hội này bằng cách tham gia Natural Products Expo West với mục tiêu kết nối với các doanh nghiệp khác trong ngành sản phẩm tự nhiên đi theo hướng hữu cơ và tái tạo hướng đến hành động vì khí hậu thế giới và tạo nên một xã hội bền vững.
The Plastics Recycling Show Europe (PRSE) là sự kiện thường niên do Crain Communications and Plastics Recyclers Europe (PRE) tổ chức. Năm nay sự kiện dự kiến sẽ diễn ra tại RAI, Amsterdam, Hà Lan từ ngày 10-11 tháng 5 năm 2023. Đây là hội chợ thương mại hoàn toàn dành riêng cho lĩnh vực tái chế nhựa. Hằng năm sự kiện thu hút rất nhiều các doanh nghiệp tái chế, nhà cung cấp máy móc và thiết bị, nhà cung cấp và hợp chất nguyên liệu, chuyên gia quản lý chất thải và các hiệp hội ngành nhựa.