recycling-in-viet-nam-tac-hai

Recycling in Viet Nam đối phó với vấn đề rác thải nhựa

Rate this post

Việt Nam thải bỏ khoảng 3,9 triệu tấn hàng năm. Chỉ một phần ba trong số đó được tái chế. Phần còn lại bị đốt cháy, chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ trực tiếp ra môi trường, nơi có thể rò rỉ ra đường thủy của đất nước và cuối cùng là đại dương toàn cầu. Recycling in Viet Nam đang nỗ lực thực hiện chống ô nhiễm nhựa, ô nhiễm môi trường do nhựa, nhưng các sáng kiến này đang chống lại hàng núi rác và thiếu một hệ thống chính thức để phân loại và tái chế rác thải.

pet-recycle-trien-vong

Quản lý chất thải nhựa không phù hợp gây ra những hậu quả về kinh tế, môi trường, và xã hội

Tình trạng quản lý chất thải nhựa không phù hợp từ các nguồn trên đất liền, đặc biệt ở dạng bao bì sử dụng một lần hoặc ngắn hạn, gây ra chi phí kinh tế và xã hội đáng kể trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, do làm giảm năng suất của các hệ thống tự nhiên quan trọng và gây tắc nghẽn hạ tầng đô thị.

Trên toàn cầu, 5 đến 13 triệu tấn rác thải nhựa bị rò rỉ ra đại dương hàng năm. Ước tính, Châu Á gây ra trên 80% lượng nhựa rò rỉ ra đại dương, vì 8 trong số 10 quốc gia gây rò rỉ nhiều nhất nằm ở khu vực này. Theo một nghiên cứu toàn cầu, Việt Nam là quốc gia gây ô nhiễm nhựa đại dương thứ tư trên thế giới. Trên toàn cầu, chi phí của việc bao bì nhựa gây ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài sau sử dụng, cộng với chi phí gắn với phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất nhựa, được ước tính một cách thận trọng ở mức 40 tỷ USD hàng năm, còn cao hơn tổng lợi nhuận của ngành bao bì nhựa.

Mỗi năm, một lượng bao bì nhựa trị giá 80-120 tỷ USD bị thất thoát khỏi nền kinh tế toàn cầu do thiếu tái chế và tạo ra giá trị dưới mức tối ưu kể cả khi có tái chế. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao nhận thức toàn cầu về quản lý chất thải nhựa, và những lo ngại về ô nhiễm nhựa đã được người tiêu dùng bình thường của Việt Nam nhận thức rõ.

Recycling in Viet Nam tăng hiệu quả thu gom và phân loại chất thải nhựa 

Hoạt động thu gom của khu vực phi chính thức không hiệu quả và do đó có chi phí đắt hơn so với phế liệu nhựa nhập khẩu, gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả kinh tế của tái chế. Điều này, cùng với rò rỉ do phạm vi thu gom chất thải nhựa chính thức chưa đủ, cho thấy nhu cầu cấp thiết phải có một hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp và hiệu quả hơn, bao gồm cải thiện phạm vi thu gom, phân loại tại nguồn và thu gom riêng, có lộ trình tái chế, và địa điểm xử lý an toàn. 

Do đó, để cải thiện hiệu quả kinh tế của tái chế, Recycling in Viet Nam cần phải tăng hiệu quả thu gom và phân loại chính thức trên toàn bộ chuỗi giá trị ngành nhựa hậu tiêu dùng, bao gồm các giai đoạn xử lý chất thải tiêu dùng, thu gom, vận chuyển, và phân loại riêng vật liệu từ các nguồn hỗn hợp. 

Ở mức tối thiểu, việc phân loại chất thải hữu cơ ướt và chất thải khô tại nguồn sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ ô nhiễm chất thải nhựa. Ngoài ra, cần có chuỗi cung ứng chất thải minh bạch hơn và tạo cơ hội để khu vực phi chính thức hòa nhập.

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để nhận tin tức và cập nhật về phát triển b