Tái chế tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam cơ hội kinh tế cho nhựa tuần hoàn

Tái chế tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam cơ hội kinh tế cho nhựa tuần hoàn


Department:

Chất thải nhựa ngày nay là một mối đe dọa toàn cầu. Sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất và sử dụng trên toàn cầu đã dẫn đến số lượng ngày càng tăng của chất dẻo trong các dòng chất thải công nghiệp và đô thị. Trong khi ở các nước công nghiệp, chất thải nhựa được tiếp nhận bởi một hệ thống quản lý chất thải và ít nhất một phần được tái chế. Tại Việt Nam, việc tái chế chất thải nhựa Recycling in Viet Nam đang diễn ra, tuy chưa phổ biến nhưng đây cũng được xem là yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế trở nên phát triển và giúp ích hơn trong đời sống, xã hội. 

Tái chế tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam đang giải quyết rác thải nhựa

Khu vực tư nhân tại Việt Nam đã cho thấy sự sẵn sàng thúc đẩy những đổi mới trong tài trợ dự án, thiết kế bao bì, mô hình kinh doanh mới cũng như thực hiện các công nghệ tái chế tiên tiến.

Đơn cử, giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn. PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Dưới góc độ một doanh nghiệp thành viên của PRO Việt Nam tiên phong trong phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, Nestlé hướng tới mục tiêu không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải. Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã cho ra mắt chai thủy linh LaVie và chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa sang ống hút giấy.

Theo kế hoạch, Nestlé sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy và đã hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.

Một số thành viên khác của PRO Việt Nam cũng đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay thế cho chai nhựa màu, để vỏ chai có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng. Chuyên gia đánh giá cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có thể giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn vốn đang chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các can thiệp tái chế phải được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư trên toàn quốc vào cơ sở hạ tầng để có thể phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải tốt hơn.

Xu hướng tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam – Recycling in Viet Nam

Cùng với xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, Việt Nam đã xuất hiện thị trường tái chế chất thải – Recycling in Viet Nam được quản lý và kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước, với sự tham gia chính thức của các công ty tái chế. Các công ty này được cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh chất thải nhựa. Mặc dù có tới hơn 200 doanh nghiệp tái chế chất thải nhựa ở Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực môi trường đều có chung nhận định: Để phát triển thị trường này, chất thải phải được chuyển đổi thành hàng hóa có giá trị sử dụng làm nguyên liệu đầu vào và bảo đảm yêu cầu về chất lượng tốt cho quá trình tái sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại công tác phân loại rác thải nhựa ở Việt Nam vẫn triển khai manh mún, thiếu đồng bộ, dẫn đến thành phần rác thải nhựa còn lẫn nhiều tạp chất, không đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào làm nguyên liệu sản xuất, hay thực hiện tái chế. 

Để phát triển thị trường tái chế chất thải nhựa bền vững và hiệu quả, trước hết, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường đối với các sản phẩm tái chế, nguyên liệu tái sử dụng từ chất thải nhựa bằng việc bảo đảm chất lượng của nguồn nguyên liệu chất thải nhựa trước khi đưa vào tái chế, tái sử dụng, nhất là tập trung thúc đẩy phân loại, làm sạch chất thải tại nguồn. Do vậy, Việt Nam tái chế – Recycling in Viet Nam cần tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách thúc đẩy hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn và coi đây là giải pháp căn bản, quan trọng đầu tiên trong thực hiện ngành công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa. 

Tại Việt Nam thì việc đa dạng hóa các hình thức, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa; thúc đẩy nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, dây chuyền hiện đại thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu tái sử dụng… Thành lập các đơn vị đầu mối có chức năng quản lý nhà nước, thực hiện liên kết, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm tái chế, nguyên liệu tái sử dụng từ chất thải nhựa, trong đó nhấn mạnh tới vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp tham gia thị trường này. 

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nhà máy tái chế nhựa, Việt Nam tái chế- Recycling in VietNam đã sẵn sàng thúc đẩy các đổi mới trong quá trình tái chế nhựa tuần hoàn, tạo ra những thiết kế bao bì, mô hình kinh doanh mới và công nghệ tái chế tiên tiến nhằm góp phần giảm thiểu chất thải nhựa ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của sản phẩm tái chế, thay đổi thói quen của người tiêu dùng về sản phẩm tái chế, tái sử dụng…

Theo dõi bản tin của chúng tôi

Đăng ký để nhận tin tức và cập nhật về phát triển b